• To be BRAVE is to behave bravely when your heart is faint.
  • So, you can be really brave only when you really ain't.
  • ------------------------- Piet Hein (1905)---------------------

22 tháng 8, 2009

Nhà dân dụng




NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ Ở DÂN DỤNG

Định nghĩa:

* Nhà là một công trình kiến trúc, được xây dựng trên mặt đất, có các phòng để phục vụ cho các nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ ngơi, học tập, làm việc và sản xuất... của con người.

* Ngoài ra nhà còn phản ánh nhiều mặt của xã hội như: kinh tế, văn hoá ...

- Nhà ở là công trình chuyên dụng dùng để ở

- Là nơi sinh hoạt gia đình, tái tạo sức lao động giản đơn…

- Nhà ở khác với nhà công cộng: người dùng trong các không gian chức năng thường có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống và mang tính chất lâu dài.


Phân loại:

- Dựa vào vật liệu: >> BTCT; >> Đá, gạch; >> Thảo mộc

- Dựa vào t/c sd:

--- Nhà ở chia lô

--- Nhà ở nhiều căn, nhà tầng

--- Nhà ở cao cấp, biệt thự


Các bộ phận chức năng của nhà ở:


1. Bộ phận ở:

- Phòng ngủ

- Phòng khách

- Phòng ăn, bếp

- Phòng sinh hoạt chung

- Phòng thờ…


2. Bộ phận phục vụ:

- Bếp

- Khu vệ sinh

- Kho

- Sàn nước (gia công)

- Sân phơi

- Ban công

- Lô gia nghỉ ngơi (là ko gian nghỉ ngơi chỉ có 1 mặt nhìn ra ngoài)


3. Bộ phận giao thông:

- Giao thông đứng: cầu thang

- Giao thông ngang: hành lang băng chuyền, lối đi lộ thiên…


Các loại phòng cơ bản trong nhà ở:


  1. Tiền phòng:

- Là không gian đầu mối nối tiếp đến các không gian khác.

- Là nơi để giày dép, mũ nón và áo khoác để chỉnh trang y phục.

- S = 6 ÷ 8m (phòng dệm không khí)


  1. Phòng ngủ:

- Là không gian nghỉ ngơi, học tập.

- Yêu cầu: thông thoáng và chiếu sáng.

/// Bố trí về hướng Nam và Đông Nam

/// Có vị trí kín đáo. Tuyệt đối không được bố trí lối đi xuyên qua phòng ngủ để sang phòng khác.

/// Xu hướng làm phòng ngủ lớn do nhu cầu: phải trang trí màu sắc nhẹ nhàng, lịch sự, dễ làm vệ sinh.

- S = 12 ÷ 16m. Thường bố trí cho 2 người sd.


  1. Phòng khách:

- Giao tiếp, lễ tiệc, nuôi dạy con cái.

- Là các không gian thể hiện phong cách của chủ nhà.

- Yêu cầu: kín đáo, tế nhị. Tổ chức thông thoáng tốt.

- S = 16 ÷ 20m2 (4 ÷ 5 người)


  1. Phòng ăn và bếp:

- Là không gian ăn uống, bồi dưỡng của gia đình

- Yêu cầu: thông thoáng, vật liệu sử dụng có độ chịu lửa cao, dễ lau chùi làm vệ sinh.

- Bếp nên đặt ở hướng Tây và cuối gió.


  1. Phòng vệ sinh:

- Nhà 1 tầng nên chia thành 2 khu (nhà nhiều tầng nên gộp chung)

· Tắm, giặt, nhà xí

· Rửa, tiểu tiện

- Yêu cầu: khu WC phải thông thoáng, chiếu sáng tốt.

- Bố trí ở hướng Tây và cuối gió.

- S = 1.8 ÷ 2m2


  1. Kho:

- Là nơi lưu trữ các vật dụng không thường xuyên sd.

- Bố trí: phía trên WC, dưới gầm cầu thang gần bếp.

- S = 4 ÷ 6m2


  1. Ban công, lô gia:

- Là nơi nghỉ ngơi hóng mát, có thể làm sân gia công hoặc phơi phóng.

- Bố trí: thường gần phòng ngủ và phòng khách.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét