NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ CÔNG CỘNG
Công trình công cộng (CTCC) là công trình phục vụ các sinh hoạt về văn hoá tinh thần và vật chất cho con người ngoại trừ chức năng ở. Vd: trường học, bệnh viện, các tuyến chợ, siêu thị…
Phân loại dựa vào tính chất sd của công trình chia làm 4 nhóm:
- Công trình giao thông vận tải: bến xe, ga, sân bay.
- Văn hoá: nhà bảo tàng, nhà văn hoá, thiếu nhi, thư viện…
- Y tế: bệnh viện, TT y tế…
- Thương mại: chợ, siêu thị, shop…
Tính chất của CTCC:
- Mang tính chất phổ biến và hàng loạt
- Mang tính đặc thù riêng
- Có chức năng sd thay đổi theo sự thay đổi của khoa học kỹ thuật.
Các bộ phận chính của CTCC:
- Bộ phận chính (nhóm các phòng chính)
Là những bộ phận quyết định tính chất (đặc thù) của công trình và chiếm phần lớn về diện tích sd của công trình.
Vd: đv trường học: các phòng học; chợ: quầy, sạp; bệnh viện: phòng khám, phòng điều trị.
- Bộ phận phụ (nhóm các phòng phụ)
Là những bộ phận hỗ trợ cho hoạt động của các bộ phận chính.
Có 2 bộ phận phụ: trực tiếp và gián tiếp.
- Bộ phận phụ gián tiếp có thể đặt xa bộ phận chính. Vd đv trường học: phòng hiệu bộ, trạm điện, nước.
- Bộ phận phụ trực tiếp: thường bố trí gần bộ phận chính. Vd: WC, phòng nghỉ, phòng dụng cụ trực quan.
- Bộ phận giao thông
Nối liền các không gian c.năng của công trình – theo phương ngang và phương đứng.
- Giao thông ngang: hành lang, lối đi lộ thiên, nhà cầu, băng chuyền ngang
- Giao thông đứng: thang bộ, thang cuốn (th tự hành), thang máy, đường dốc <>
Chỗ giao nhau giữa giao thông đứng và giao thông ngang gọi là nút giao thông.
Y/c các nút giao thông: đảm bảo diện tích phục vụ, tránh ùn người, đảm bảo về khoảng cách phục vụ – bán kính phục vụ ≤ 30m; các nút giao thông phải liên hệ được với nhau.
Thoát người trong CTCC
Vì sao phải thoát người?
- CTCC thường có số lượng người rất lớn sd. Sau khi hết xuất diễn hay khi có sự cố (cháy nổ, khủng bố…) người ta phải đưa toàn bộ số người sd ra khỏi công trình một cách nhanh nhất.
Các quy định thiết kế:
Gđ 1: Tổ chức thoát người ra khỏi phòng
- Cửa : mở ra.
- Cứ 100 người phải có ≥ 2 cửa, bề rộng 1 cửa ≥ 1,2m.
- Bề rộng luồng chạy ≥ 0,6m. Trên luồng chạy không được bố trí chướng ngại vật, vật cản kiến trúc, bậc cấp.
- Khoảng cách người xa nhất đến cửa <>
Gđ 2: Tổ chức thoát người ra khỏi hành lang và cầu thang
- Cứ 100 người phải tổ chức bề rộng hành lang 0,6m;
· min=1,5m đv hành lang bên;
· min = 1,8m đv hành lang giữa của các hành lang dùng đi lại chính;
· min = 1,2m đv hành lang phụ.
- Người xa nhất đến cầu thang: tuỳ theo cấp phòng hoả
· Cấp 1 : 40m
· Cấp 2 : 30m
· Cấp 3 : 25m
· Cấp 4 : 20m
- Không bố trí chướng ngại vật, vật cản kiến trúc trong trường hợp có bố trí cấp bậc, y/c phải có tín hiệu báo trước (sd vật liệu khác / sd âm thanh để đánh động...)
- Quy định thiết kế cầu thang:
· Mỗi CTCC có tối thiểu 2 cầu thang.
· Bề rộng vế thang:
Gọi N là tổng số người trên 1 tầng.
Khi N > 250: ∑Bvt = Bvt1+Bvt2+…+Bvtn à ∑Bvt = 250/100 + (N-200)/125.
Khi N ≤ 250: ∑Bvt = N/100
Bề rộng tối thiểu của 1 vế thang dùng để đi lại chính: Bvt > 1,4m
Bề rộng tối thiểu của 1 vế thang dùng để thoát hiểm: Bvt > 1,2m
Vd: tính toán số lượng cầu thang và bề rộng của các vế thang cho 1 khối lớp học gồm tầng 1: 350 người; tầng 2: 400 người; tầng 3: 300 người.
Gđ 3: Thoát ra khỏi công trình
- Mỗi công trình có 2 lối ra-vào để thoát người, mỗi lối có bề rộng > 2,4m.
- Cửa : mở ra.
- Hướng thoát ra: thoát về phía công trình có độ chịu lửa cao hoặc thoát về khoảng không gian trống.
- Ngay trước lối thoát phải bố trí 1 diện tích tránh ùn, S = 0,1 m2/người
Toàn bộ thời gian của 3 gđ là 6 ÷ 9 phút. Trong 3 gđ thiết kế thì gđ 2 có thể không cần cho trh nhà 1 tầng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét