CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC
I . Nguyên tắc thiết lập tổng thể mặt bằng
1. Dùng các tia chiếu thẳng góc với mặt bằng nằm ngang của khu đất xd để mô tả các hối công trình dự kiến sẽ xd gồm khối chính và phụ.
2. Mô tả hệ thống đường giao thông nội bộ bên trong khu đất (chỉ ra các mối liên hệ đi lại giữa các ctrình có trên khu đất).
3. Mô tả các khu vực sân bãi cây xanh.
4. Mô tả mối quan hệ giữa khu đất với các k/v xung quanh.
Các yêu cầu khi thiết lập tổng mặt bằng:
· Thỏa mãn yêu cầu về hướng gió, chống bức xạ có hại của mặt trời.
· Chú ý tiết kiệm diện tích đất xây dựng.
· Các khối công trình phải bố trí rõ ràng, mạch lạc.
· Sắp xếp các khối công trình tiện lợi cho việc sd, đảm bảo được nhu cầu mở rộng sau này.
· Phù hợp với cảnh quan môi trường xung quanh.
· Tiết kiệm nguyên vật liệu xd.
· Tổng mặt bằng thường được vẽ theo tỉ lệ 1:25 – 1:200
II. Nguyên tắc thiết lập mặt bằng tầng
1- Dùng các tia chiếu thẳng góc mặt phẳng nằm ngang cách mặt bằng nền hoặc sàn 1m để mô tả hình dạng, kích thước, không gian bên trong của các phòng.
2- Đây là khâu quan trọng trong tổ chức không gian bên trong nhà nhằm thỏa mãn dây chuyền công năng. Nhìn vào mặt bằng kiến trúc ta có thể thấy được giải pháp tổ chức không gian bên trong có hợp lý hay không. Các lưu ý:
- Tổ chức dây chuyền công năng thật khoa học, chặt chẽ, có được sự gắn bó hữu cơ.
- Thể hiện rõ phần chính – phần phụ (trọng điểm – thứ yếu).
- Thể hiện đặc điểm tính chất của ctr là trang trọng nghiêm túc hay linh hoạt, thoải mái.
- Các hệ trục tổ hợp thường được dùng làm cơ sở để tổ chức và phát triển mặt bằng.
- Để làm giảm cảm giác nặng nề đồ sộ của những hình khối lớn, người ta dùng biện pháp phân phối (chia mặt nhà thành những khối hình học đơn giản. Bản thân hình khối cần có tỉ lệ 3 chiều tốt, nhất là đv các hình khối đơn giản).
- Các khối của ctr phải gắn bó thành một thể thống nhất, phù hợp với địa hình thiên nhiên, tránh sự cầu kì, giả tạo (vận dụng nghệ thuật mượn cảnh và tạo cảnh).
Các yêu cầu khi thiết lập mặt bằng:
· Đảm bảo diện tích cho người sd khi bố trí đồ đạc, thiết bị bên trong phòng.
· Phải chỉ ra cao độ phòng
· Phải có đầy đủ các hệ thống đường gióng của trục, kích thước trên mặt bằng (3 đường).
· Mặt bằng thường được vẽ theo tỉ lệ 1:25 – 1:200
III. Nguyên tắc thiết lập mặt cắt
Dùng các tia chiếu thẳng góc với mặt phẳng thẳng đứng cắt qua ctr để mô tả hình dạng, kích thước các không gian sd bên trong nhà theo phương đứng.
Các yêu cầu khi thiết lập mặt cắt
· Phải chỉ rõ hình dạng các không gian, đảm bảo khối tích sd.
· Phải mô tả các đồ đạc sd bên trong.
· Thể hiện cấu tạo các vật liệu, mối liên kết giữa các bộ phận có trong mặt cắt.
· Thể hiện các hệ thống đường gióng kích thước trên mặt bằng.
· Thể hiện đầy đủ hệ thống cao độ từng bộ phận
· Cao độ nền nhà tầng 1 sau khi đã hoàn thiện được xem là cao độ ± 00. Các bộ phận nằm bên trên ± 00 là cao độ dương, nằm bên dưới là cao độ âm.
· Mặt cắt thường vẽ tỉ lệ 1:25 – 1:200
IV. Nguyên tắc thiết lập mặt đứng
Dùng các tia chiếu thẳng góc với mặt phẳng thẳng đứng đi qua vỏ bề ngoài của công trình. Mô tả toàn bộ vỏ bọc gồm: các hình thức kiến trúc, vật liệu, màu sắc và chất cảm. (?)
Nguyên tắc chính của việc tạo hình kiến trúc là phải bảo đảm sự phản ánh trung thực giữa nội dung bên trong và hình thức bên ngoài; giữa không gian bên trong – bên ngoài ctr làm cho hình dáng ctr đẹp, hợp lý.
Cần chú ý:
- Khối kiến trúc càng được cấu tạo bằng những khối hình học đơn giản bao nhiêu càng mang lại hiệu quả nghệ thuật rõ ràng (sức biểu hiện nghệ thuật cao) – vì trong tự nhiên ít có khối hình họa đơn giản → gây ấn tượng tương phản nghệ thuật rõ, mạnh mẽ đv môi trường xung quanh.
- Để khối kiến trúc có sức truyền cảm mạnh mẽ, thành 1 tác phẩm tạo hình cần áp dụng linh hoạt các quy luật tổ hợp của nghệ thuật tạo hình.
Yêu cầu khi thiết lập bản vẽ mặt đứng:
· Bộ phận phía trước vẽ trước, bộ phận phía sau vẽ sau, không vẽ những bộ phận bị che khuất.
· Thể hiện các bộ phận lớn có khối tích lớn trước, sau đó mới vẽ các mảng, đường nét (chi tiết).
· Hình thức kiến trúc phải biểu đạt được nội dung sd của ctr.
· Mặt đứng thường được vẽ theo tỉ lệ 1:50 – 1:200
V. Nguyên tắc thiết lập mặt bằng thoát nước mưa (mặt bằng mái)
Dùng các tia chiếu thẳng góc với mặt phẳng nằm ngang qua đỉnh của mái nhà để mô tả
- Các đường phân thủy
- Suối mái
- Hệ thống thu và thoát nước mưa.
Yêu cầu khi thiết lập:
· Phải thể hiện độ dốc của mái nhà
· Thể hiện đầy đủ hướng nước chảy trên máng xối (sê-nô)
· Thể hiện vị trí, số lượng, kích thước lỗ thu nước
· Cách thức đấu mái
· Vật liệu chế tạo tấm lợp
· Kiểu lợp mái
· Đưa ra các giải pháp chi tiết về chống thấm, chống nóng và cách âm
· Mặt bằng mái thường vẽ theo tỉ lệ 1:100 – 1:250
VI. Nguyên tắc thiết lập chi tiết cấu tạo
Bản vẽ mô tả chi tiết các bộ phận, các cấu tạo và các liên kết và cách thức chế tạo chúng mà trong các hình vẽ khác không diễn tả được.
Chi tiết thường được vẽ theo tỉ lệ 1:10 – 1:25
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét