• To be BRAVE is to behave bravely when your heart is faint.
  • So, you can be really brave only when you really ain't.
  • ------------------------- Piet Hein (1905)---------------------

14 tháng 12, 2009

Kiến trúc Gotic


Kiến trúc Gotic

Đến thế kỷ XII, xã hội phong kiến Tây Âu đã có sức bật lớn cùng với sự phát triển của kinh tế thương phẩm thành thị. Nền kinh tế tự cung tự cấp đã tan rã, nhưng hành hội thủ công nghiệp đã dành được nhiều thắng lợi. Ngôn ngữ các địa phương được hình thành rõ nét và nghệ thuật dân gian phát triển.


Thành thị Tây Âu giai đoạn này phát triển khá nhanh và chia làm các loại đô thị như sau:

+ Loại đô thị thứ nhất: thành phố thương nghiệp và thủ công nghiệp.
+ Loại đô thị thứ hai: thành phố lãnh địa của chủ phong kiến, được xây dựng đầu tiên nhằm đáp ứng yêu cầu chiến lược, nhằm mục đích bảo vệ.
+ Loại đô thị thứ ba: thành phố tôn giáo, giai đoạn này quyền lực của giáo hội trở lên rất mạnh mẽ và thịnh vượng, tạo điều kiện cho kiến trúc tôn giáo phát triển mà chủ yếu là kiến trúc nhà thờ, dinh thự.

Nhìn chung các loại thành phố trên đều có nhà thờ. Nhà thờ Gotic được xây dựng trong thành phố nhằm phô diễn sự bề thế và vẻ kiêu hãnh của nó, nó gần gũi với nhà thờ Roman của thành phố và không giống nhà thờ Roman của các tu viện. Nhìn toàn cục, nhà thờ Gotic có những bước tiến nhiều mặt so với nhà thờ Roman.

Kiến trúc Gotic bao gồm những loại hình chủ yếu sau:
- Nhà thờ.
- Quảng trường thành phố.
- Tòa thị chính.
- Các trụ sở hàng hội thủ công nghiệp, thương nghiệp.
- Thành quách.
- Cung điện, lâu đài và nhà ở.

Thuật ngữ Gotic thoạt đầu mang nghĩa xấu, có ý miệt thị loại kiến trúc này không tuân theo phong cách cổ điển Hy Lạp - La Mã cao quý, nó như dân tộc Goth, một bộ tộc man rợ ở châu Âu. Sau nầy với tính chất ưu việt, Gotic trở thành một tự trang trọng, chỉ một nền kiến trúc của chế độ phong kiến châu Âu Trung thế kỷ trung kỳ có nhiều thành tựu. Vì vậy, việc biểu thị sự phủ định như trên là một dụng ý không đúng.

Các giai đoạn phát triển của kiến trúc Gotic:
- Giai đoạn thứ nhất (nửa cuối thế kỷ XII).
- Giai đoạn thứ hai (thế kỷ XIII).
- Giai đoạn thứ ba (thế kỷ XIV).
- Giai đoạn thứ tư (thế kỷ XV).
- Giai đoạn thứ năm (thế kỷ XVI).

Đặc điểm của kiến trúc Gotic:
  • Thường có chiều cao lớn từ 38-42 mét, riêng tháp lấy ánh sáng cao đến 60m, cửa sổ kính màu ở mặt đứng có thể lớn tới 8-12 mét.
  • Công trình mở nhiều cửa sổ rộng, bên trong công trình tràn ngập ánh sáng.
  • Các cửa sổ Hoa Hồng rất lớn và giàu tính trang trí, thường đặt ở đầu hồi cánh Nam và Bắc.
  • Các tác phẩm điêu khắc kiến trúc cũng như kính màu được sử dụng rộng rãi.
  • Kiểu mặt bằng cơ bản là kiểu mặt bằng chữ thập Latinh, mặt đứng ở phía Tây có cửa vào được trang trí lộng lẫy nhất; ở phần Hậu cung phía Đông thường có những gian thờ nửa đường tròn.
  • Hình thức bên ngoài phản ánh trung thực hình thức kết cấu bên trong.
  • Công trình cao lớn, đồ sộ và các bộ phận chi tiết kiến trúc vượt quá sự phù hợp với tỷ xích của con người.
  • Cảm giác về chiều cao của nhà thờ Gotic là do chiều cao thật của nó quyết định và một phần nữa là do ảo giác quyết định, ảo giác này là do cột cuốn, gờ sống và vòm trần gây nên.
Hệ thống kết cấu của nhà thờ Gotic.

Nhà thờ Gotic có chiều cao lớn từ 38-42 mét, riêng tháp lấy ánh sáng cao đến 60m, cửa sổ kính màu ở mặt đứng có thể lớn tới 8-12 mét. Mặt đứng phía Tây (mặt chính) của kiến trúc nhà thờ Gotic tuân theo những chế định nhất định, từ dưới lên trên được chia làm ba phần (ba tầng): phần dưới cùng là cửa, thường có ba hốc cửa rất sâu (chiều sâu của hốc có thể chiếm hẳn một bước nhà);
Phần giữa ở chính giữa cửa sổ tròn to bằng kính màu được tô điểm như những bông hoa hồng; phần trên cùng là hành lang và hai tháp chuông.
Kết cấu nhà thờ Gotic là một trong những sáng tạo đặc biệt nhất, tạo cho kiến trúc nhà thờ những ưu việt và vẻ đẹp đặc biệt, mà trước đó các hệ thống kết cấu, kể cả những nền kiến trúc phát triển cao như La Mã cổ đại, chưa đạt được. Hệ thống kết cấu nhà thờ Gotic là một hề thống không gian lớn, dùng khung chịu lực, tách biệt rõ rệt giữa kết cấu chịu lực và kết cấu ngăn cách; với những thành phần chính tính từ đổ mái xuống là: vòm mái hình múi có sống, cuộn nhọn, cột và cuộn bay.
Hệ thống đã tạo cho kiến trúc những không gian mệnh mông, khoáng đạt và một khung cảnh nội thất nhẹ nhàng, tràn ngập ánh sáng.

Hệ thống kết cấu vòm Gotic giải được những bài toán xây dựng vòm có hình chiếu trên mặt bằng hình chữ nhật, điều mà hệ thống kết câu vòm Roman chưa giải quyết được.





















Trong các công trình kiến trúc Gotic, khi xây dựng vòm mái bằng hình chữ nhật, thông thường người ta gặp mái cong hai chiều rất phức tạp, như vậy khi mặt chiếu bằng của nó là hình chữ nhật, chiều cao của cuốn vẫn bằng nhau, nên xử lý kiến trúc vòm có múi đơn giản hơn rất nhiều.

Hệ thống kết cấu của vòm Gotic không còn có một gắn bó nào với kết cấu của kiến trúc La Mã cổ đại, tính chất cách tân của kiến trúc Gotic có được là nhờ những cuộn nhọn (đến từ kiến trúc phía Đông, mái vòm có bốn cuộn nhọn có múi đỡ). Vòm mái hình múi có sống trong kiến trúc mái nhà thờ Gotic chia ra làm các loại:

- Vòm có sống bốn mũi có hình chiếu mặt bằng hình chữ nhật.
- Vòm có sống sáu mũi có hình chiếu hình chữ nhật.

- Vòm có nhiều sống và nhiều múi hình sao có mặt chiếu hình chữ nhật (loại vòm mái phức tạp này là sản phẩm của kiến trúc Gotic hậu kỳ).

















Bốn chân vòm của kiến trúc truyền tải xuống cột và một phần của tải trọng xuống cuốn bay. Cuốn bay là một thành phần quan trọng của hệ thống kết cấu nhà thờ Gotic, chia xẻ với cột tải trọng của vòm, làm giảm tiết diện của cột kiến cho công trình có thể mở cửa sổ lớn được và làm cho đường nét kiến trúc thêm thanh thoát.

Cuốn bay (Flying buttess) bao gồm những cái cuốn nghiêng trong không trung và những bệ cột đứng, là một sáng tạo lớn khác cho kiến trúc Gotic. Cuốn bay, cũng giống như những cột bổ trụ, được xây dựng dùng để đỡ những lực đạp ở mặt bên, nhưng vì cấu tạo thì khác xa cột bổ trụ. Cuốn bay cũng góp phần làm cho gắn bó hơn mối liên kết giữa nhịp lớn ở giữa và nhịp biên, khiến cho kích thước cột của hai bộ phận này giảm nhỏ.

Hệ thống kết cấu nhà thờ Gotic đưa đến kết quả là tiết kiệm được nhiều vật liệu cho vòm, chiều dày của vòm chỉ còn khoảng 25-30cm, vòm mái hình múi có sống còn hợp được nhiều loại mặt bằng khác nhau, chẳng hạn trong trường hợp mặt bằng hình dáng phức tạp như đàn tế nhà thờ Saint Denis.

Các phong cách kiến trúc và các thế hệ nhà thờ Gotic Pháp.

--- Các nhà thờ thuộc loại xây dựng đầu tiên trong kiến trúc Gotic Pháp trong những năm 1140 - 1200 được gọi là thế hệ các nhà thờ Gotic nguyên thủy (các nhà thờ ở Noyon, Laon, Paris).
--- Các nhà thờ xây dựng trong những năm 1200 - 1250 được gọi là thế hệ các nhà thờ Gotic cổ điển (các nhà thờ ở Reims, Beauvais, Chartres, Rouen,.....)
Ngoài ra còn có các phong cách kiến trúc:
--- Phong cách Gotic tỏa sáng: Là phong cách của những nhà thờ Thiên Chúa giáo được xây dựng trong những năm 1260 - 1380, thời kỳ phát triển toàn diện và chín muồi của kiến trúc Gotic.
--- Phong cách Gotic rực cháy: Là phong cách của nhà thò được xây dựng trong khoảng những năm 1380 - 1540.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét