Đèn huỳnh quang
--- Tên gọi:
đèn huỳnh quang còn được gọi: đèn neon, đèn tuýp; Fluorescent lamp
--- Cấu tạo: bên trong thành ống đèn có quét một lớp chất huỳnh quang, hai đầu ống gắn diện cực, ống được bơm đầy khí trơ Argon và một ít thuỷ ngân dạng hơi.--- Nguyên tắc hoạt động: dòng điện tđ lên các điện cực làm phát xạ ra các hạt điện. Các hạt điện chuyển động giữa hai điện cực với tốc độ lớn và va đập vào các phân tử Argon, phân tử Argon sẽ phóng ra nhiều hạt điện hơn. Một lượng lớn hạt điện va đập vào các phân tử thuỷ ngân ở thể khí và chuyển năng lượng cho chúng. Các phân tử Hg ở trạng thái năng lượng cao này sẽ phát ra tia tử ngoại (UV light is invisible!) rồi trở về trạng thái bình thường. Chất huỳnh quang trong ống sẽ hút các tia tử ngoại này và phát ra ánh sáng mắt thường nhìn thấy được, đây là một dạng ánh sáng lạnh.
Chất huỳnh quang khác nhau phát ra ánh sáng với tần suất khác nhau và màu sắc khác nhau. Nếu chọn được chất huỳnh quang thích hợp, có thể tạo ra dạng as giống với as mặt trời à đèn mặt trời.
Đèn huỳnh quang tiết kiệm điện năng hơn đèn dây tóc. Tuy nhiên, giá thành của nó cao hơn do nó cần một ballast để hiệu chỉnh dòng điện qua ống đèn.
hình ảnh:
máng đèn đơn: máng đèn đôi:máng tán quang :máng tán xạ :
Bóng đèn tuýp mẫu mã và kích thước rất đa dạng, bóng dùng trong sinh hoạt thường có hai loại kích thước: 0,60 m (công suất 20 W/h) và loại 1,2 m (công suất 40 W/h)
Tuỳ thuộc vào đường kính bóng tuýp, trong chuyên môn có các ký hiệu:
T8 - đk bóng = 26mm
T5 - đk bóng = 16mm
Chức năng đèn tuýp: cung cấp ánh sáng bao phủ
--> dùng thắp sáng cho các không gian lớn
Nhược điểm của loại đèn tuýp:
--- Kén vị trí lắp đặt;
--- Không chịu được mưa gió, ẩm ướt;
--- Y/c có dòng điện phải tương đối ổn định 180 V-220 V,
hiệu điện thế không đủ đèn sẽ nhấp nháy liên tục gây hỏng bóng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét