• To be BRAVE is to behave bravely when your heart is faint.
  • So, you can be really brave only when you really ain't.
  • ------------------------- Piet Hein (1905)---------------------

31 tháng 12, 2009

NVS - How toilets work?

HOW TOILET WORKS

http://home.howstuffworks.com/toilet.htm

It is inevitable that we come to discuss this device, because every home has at least one. But more important, we'll discuss the toilet because it is a technological marvel -- a fascinating water-handling system!

Parts of a Toilet

There are several interrelated components that make a toilet do what it does.

  • Tank
  • Handle
  • Filer Valve
  • Filler Float
  • Overflow Tube
  • Flush Valve
  • Rim
  • Bowl
  • Siphon

If you take off the tank cover and peer inside, you will see all of these parts. They might look slightly different in your particular toilet, but they are all there in one form or another. The three main systems that work together are:

  • The bowl siphon
  • The flush mechanism
  • The refill mechanism

The Bowl Siphon

Let's say that you somehow disconnected the tank, and all you had in your bathroom was the bowl. You would still have a toilet. Even though it has no moving parts, the bowl solves all of the problems a toilet needs to solve. The crucial mechanism that is molded into the bowl is called the bowl siphon, shown here:

You can understand how the siphon works by trying two experiments with your toilet. First, take a cup of water and pour it into the bowl. You will find that approximately nothing happens. What's even more interesting is that you can pour 25 cups (6 L) of water into a toilet, one at a time, and still, nothing will happen. That is, no matter how many cups of water you pour in, the level of the water in the bowl never rises. You can see in the figure why this is the case. When you pour the cup of water in, the water level in the bowl rises, but the extra water immediately spills over the edge of the siphon tube and drains away.

Now, take a bucket of water -- approximately 2 gallons (7.6 L) -- and pour it into the bowl. You will find that pouring in this amount of water causes the bowl to flush. That is, almost all of the water is sucked out of the bowl, and the bowl makes the recognizable "flush" sound and all of the water goes down the pipe. What's happened is this: You've poured enough water into the bowl fast enough to fill the siphon tube. And once the tube was filled, the rest was automatic. The siphon sucked the water out of the bowl and down the sewer pipe. As soon as the bowl emptied, air entered the siphon tube, producing that distinctive gurgling sound and stopping the siphoning process.

You can see that, even if someone were to cut off the water to your bathroom, you could still flush the toilet. All you need is a bucket containing a couple of gallons of water.

The Flush Mechanism

The purpose of the tank is to act like the bucket of water described in the previous section. You have to get enough water into the bowl fast enough to activate the siphon. If you tried to do that using a normal house water pipe, water would not come in fast enough -- the siphon would never start. So the tank acts as a capacitor. It holds several gallons of water, which it takes perhaps 30 to 60 seconds to accumulate. When you flush, all of the water in the tank is dumped into the bowl in about three seconds -- the equivalent of pouring in a bucket of water.

There is a chain attached to the handle on the side of the tank. When you push on the handle, it pulls the chain, which is connected to the flush valve. The chain lifts the flush valve, which then floats out of the way, revealing a 2- to 3-inch (5.08- to 7.62-cm) diameter drain hole. Uncovering this hole allows the water to enter the bowl. In most toilets, the bowl has been molded so that the water enters the rim, and some of it drains out through holes in the rim. A good portion of the water flows down to a larger hole at the bottom of the bowl. This hole is known as the siphon jet. It releases most of the water directly into the siphon tube. Because all of the water in the bowl enters the tank in about three seconds, it is enough to fill and activate the siphon effect, and all of the water and waste in the bowl is sucked out.

The Refill Mechanism

So the bowl will flush as long as we dump enough water into it to activate the siphon. And the purpose of the tank and the flush valve is to hold and then dump about 2 gallons (7.6 L) of water very quickly into the bowl. Once the tank has emptied, the flush valve resituates itself in the bottom of the tank, covering the drain hole so the tank can be refilled. It is the job of the refill mechanism to fill the tank back up with enough water to start the whole process again.

The refill mechanism has a valve that turns the water on and off. The valve turns the water on when the filler float (or ball float) falls. The float falls when the water level in the tank drops. The filler valve (or refill valve) sends water in two directions, as shown in this figure:

Some of the water goes down the refill tube and starts refilling the tank. The rest goes through the bowl refill tube, and down the overflow tube into the bowl. This refills the bowl slowly. As the water level in the tank rises, so does the float. Eventually the float rises far enough to turn the valve off. What would happen if the float were to become detached, or the filler valve were to jam so that it never cut off? Theoretically, the tank would overflow and flood the bathroom. But the overflow tube is there to prevent that from happening, directing the extra water into the bowl instead of onto the floor.

Putting It All Together

Now that you have seen all the parts, you can understand the complete mechanism:

  • Pushing on the handle pulls the chain, which releases the flush valve.
  • About 2 gallons (7.6 L) of water rush from the tank into the bowl in about three seconds. The flush valve then reseats.
  • This rush of water activates the siphon in the bowl. The siphon sucks everything in the bowl down the drain.
  • Meanwhile, when the level of the water in the tank falls, so does the float. The falling float turns on the refill valve.
  • Water flowing through the refill valve refills the tank as well as the bowl. As the tank refills, the float rises, and when it reaches a certain level the refill valve shuts off.
  • Should something go wrong and cause the refill valve to keep running, the overflow tube prevents a flood.

22 tháng 12, 2009

Mosaic - Nghệ thuật ghép mảnh trong kiến trúc


Nghệ thuật ghép mảnh trong
kiến trúc


Mosaic có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại với ý nghĩa nguyên thủy là “loại nghệ thuật xứng đáng với trí tưởng tượng bay bổng và lòng kiên trì vô biên”, thuộc loại nghệ thuật có tuổi đời lâu nhất của loài người.

Những viên gạch mosaic tạo nên những sắc màu đa dạng.
Ảnh: Art Glass

*** Ưu điểm:
  • Màu sắc của gạch luôn tươi sáng và bền vĩnh cửu
Do được tạo thành từ các oxide kim loại trong quá trình nung chảy thủy tinh ở nhiệt độ cao
  • Chuyển tải mọi kỹ thuật thể hiện và nội dung diễn đạt
  • Chịu mài mòn, độ cứng cao, chịu nén tốt
  • Chịu nước, chịu axít, kiềm muối
  • Không bám bụi, bám rêu và cơ chế tự làm sạch và đặc biệt
  • Gam màu rộng thỏa mãn mọi yêu cầu tạo hình của kiến trúc sư
  • Dễ dàng trong việc ốp lát các mặt cong, gấp khúc, gồ ghề mà không cần đến các trang thiết bị cắt mài đắt tiền
Điều kỳ diệu là khi ta đặt các hợp thể siêu nhỏ đó với một góc nghiêng rất bé, các mặt phản quang li ti của Mosaic tạo thành các mảng đốm nhỏ lung linh dưới ánh sáng ban ngày hay ánh sáng điện.

*** Ứng dụng:
  • Trong nội thất - bếp, phòng tắm
  • Trong nền sảnh hay ngoài vườn, trên tường hay phủ cầu thang
  • Các bức tường lớn, các phân vị ngang hay đứng, hộp thang…
  • Trêb thiết bị đô thị hay một điêu khắc trang trí trên quảng trường hay trong công viên
  • Nền hè đường đô thị
Mosaic dần thay thế những bề mặt rộng của mặt đứng kiến trúc; làm thành những bức tranh tường lớn trong đô thị, biến những tấm ngăn nội thất bằng bê tông phủ sơn tổng hợp đơn màu thành những tấm ngăn trong nhẹ, lung linh với ánh sáng đa màu, biến những mặt phẳng vô tri, phi hình thành hữu hình mang đầy ý nghĩa thi vị...

20 tháng 12, 2009

Các bước để xây một ngôi nhà B5


B5 – Nghiệm thu

công trình


1. Kiểm tra

Việc kiểm tra phải được thực hiện từ trong quá trình xây nhà, giám sát viên hoặc chủ nhà nên thường xuyên kiểm tra, khối lượng, chất lượng, quy cách, kiểu dáng. Khi công trình hoàn thành và trước khi nhận bàn giao, chủ nhà nên cùng giám sát và chủ thầu kiểm tra đối chiếu lại cùng bản vẽ và những nội dung phát sinh thật chi tiết.


2. Nghiệm thu

Việc nghiệm thu phải được thực hiện đối với từng công việc, từng bộ phận, từng hạng mục công trình, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo qui định của pháp luật. Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo. Những giấy tờ này cũng là cơ sở pháp lý để xin hoàn công sau đó. Hãy căn cứ vào thoả thuận và hợp đồng của các bên để tiến hành nghiệm thu một cách cẩn trọng và chi tiết.


3. Hoàn công

Thủ tục hoàn công hay thủ tục hoàn tất thi công là một phần quan trọng nhất để có sổ hồng. Hồ sơ hoàn công sẽ được làm theo quy định và nộp tại cơ quan thẩm quyền.
Hồ sơ hoàn công được trình nộp tại Phòng Quản Lý Đô Thị Quận, Huyện hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.


Các bước để xây một ngôi nhà B4


B4 – Chọn

nhà thầu thi công



1 – Tiêu chí kinh nghiệm và trình độ của nhà thầu

Đánh giá chỉ tiêu này bạn cần tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn.

Một trong những nguồn đó chính là việc kiểm tra các công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện. Yêu cầu nhà thầu đưa đến tham quan một số công trình tiêu biểu có phong cách và quy mô gần giống yêu cầu của bạn. Hãy trực tiếp hỏi chuyện các chủ nhà cũng như quan sát tỉ mỉ căn nhà đó nhằm rút ra nhận định của riêng bạn.

Bên cạnh đó hãy yêu cầu nhà thầu đưa ra phương án thi công công trình và phương án điều động nhân công theo tiến độ. Phương án cần tính đến các điều kiện thực tế (hiện trường công trình, đường vận chuyển vật liệu...).


2 – Tiêu chí thời gian

Thực tế đây là mục nổi bật trong phương án thi công, được tách riêng nhằm nhấn mạnh tính quan trọng của tiêu chí này.

Cần thoả thuận với nhà thầu tiến độ thời gian chi tiết của từng hạng mục công việc.

Tất cả nhà thầu đều phải lập bảng tiến độ công trình chi tiết và yêu cầu vật liệu từng thời điểm. Bảng tiến độ này sẽ là căn cứ để chủ nhà kiểm tra đôn đốc và hai bên tiến hành quyết toán theo hạng mục công việc thực hiện.

Thông thường với dạng nhà phố đơn giản, điều kiện thi công thuận lợi thì quá trình thi công thường kéo dài trong 5 tháng. Với các công trình đòi hỏi hoàn thiện cầu kỳ hơn, nhà biệt thự có thể kéo dài 1 năm hoặc hơn nữa.


3 – Tiêu chí giá cả

Thị trường xây dựng nhà dân dụng hiện nay thường phân ra 2 hình thức nhận thầu, tương ứng với 2 mức giá khác nhau.

Hình thức nhận thầu nhân công (chủ nhà lo vật liệu), gồm nhân công cho các phần việc xây thô, hoàn thiện (không đóng cọc móng, không điện nước, nội thất) tùy theo sự thỏa thuận giữa chủ nhà và nhà thầu. Để có được mức giá sát thị trường, bạn nên tham khảo từ kiến trúc sư của mình tại thời điểm xây dựng.

Hình thức nhận thầu toàn bộ cả nhân công và vật liệu (khoán trắng):

Mức giá có sự dao động rất lớn do yêu cầu vật liệu của chủ nhà. Khi tiến hành hợp đồng với nhà thầu, chủ nhà cần nêu chỉ tiêu các điều kiện về vật liệu sử dụng (xây thô và hoàn thiện) với các yếu tố: Mức giá tối thiểu, chủng loại, phẩm cấp, hạn mức sử dụng, xuất xứ và nhãn hiệu... Hợp đồng về vật liệu càng chi tiết bao nhiêu, việc thanh quyết toán và quan hệ giữa chủ nhà và nhà thầu càng thuận lợi bấy nhiêu.


4 – Nhân công trong qtrình xd

Trong trường hợp bạn khoán công hay khoán trắng, bạn cũng cần phải biết có bao nhiêu nhóm nhân công tham gia quá trình xây nhà để thương lượng và định giá với nhà thầu được dễ dàng hơn.


5 – Một số nội dung cần quan tâm khác:

Thuê nhà chuyên môn giám sát xây dựng: Với các công trình đòi hỏi cao về kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng, ngoài việc thuê nhà tư vấn thiết kế kiến trúc, chủ nhà nên thuê kỹ sư, kiến trúc sư giám sát quá trình xây dựng.

Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây thô ổn định. Nhà cung cấp vật liệu xây thô ở gần địa điểm xây dựng để có thể cung cấp vật liệu nhanh, với số lượng nhỏ nhưng liên tục.

Có những nhóm nhân công sau:

• Nhân công đào móng • Đổ bê tông

• Nhân công đóng cọc • Thợ xây tô

• Nhân công đóng cốp pha • Thợ lát đá

• Thợ điện • Thợ mộc

• Thợ nước • Thợ sơn …


Kinh nghiệm chia sẻ:

  • - Theo Luật Xây Dựng số 16/2003/QH11 được Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Chương V Nghị Định số 16/2005/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 7 tháng 2 năm 2005 thì nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng. Vì thế bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu nhà thầu đưa ra các giấy tờ chứng minh năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng của nhà thầu.
  • - Trong Hợp đồng với nhà thầu ngoài các điều khoản cơ bản, bạn nên lưu ý đề cập thêm những điều khoản sau:
  • . Quy định An toàn lao động và bảo hiểm.
  • . Quy định tuân thủ nội quy sinh hoạt địa phương.
  • . Hình thức và thời hạn thanh toán
  • (theo tiến độ hay theo thời gian và khối lượng công trình)
  • . Điều khoản liên quan đến bên giám sát xây dựng (nếu có).
  • . Điều khoản về cách tính chi phí phát sinh khi có thay đổi trong quá trình xây.
  • - Nếu có thể thương lượng được bạn nên yêu cầu nhà thầu ký quỹ bảo lãnh tại ngân hàng. Số tiền và thời gian bảo hành (tùy theo thương lượng) nhằm đảm bảo chất lượng xây dựng sau khi ngôi nhà xây xong.
  • - Bạn cũng nên tham khảo với KTS về nội dung hợp đồng với nhà thầu.

Công tác giám sát

* Nhiệm vụ chính của công tác giám sát

• Kiểm tra công việc và chất lượng thi công của nhà thầu.

• Theo dõi vật tư, yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng định mức vật tư, tránh lãng phí hoặc không đảm bảo chất lượng.

• Tiến hành nghiệm thu từng hạng mục công việc, thúc đẩy thi công đảm bảo thực hiện đúng tiến độ.

Kiểm tra thực hiện an toàn lao động.

* Giám sát

• Tự giám sát: Chủ nhà có thể là người “đóng vai” giám sát, hoặc nhờ người thân đảm nhận việc giám sát nếu có chuyên môn và hiểu biết thật sự về xây dựng.

• Thuê công ty tư vấn giám sát: Đây là những đơn vị có chuyên môn và giấy phép hành nghề giám sát theo quy định luật pháp.

* Vì sao cần bên giám sát

Vì đây là bên thay mặt và bảo vệ quyền lợi chủ nhà đồng thời họ cũng đủ trình độ và chuyên môn để nói chuyện “kỹ thuật” với nhà thầu, đảm bảo thi công đúng chất lượng. Tuỳ thuộc vào gói thầu mà phần việc của giám sát.




19 tháng 12, 2009

Các bước để xây một ngôi nhà B3


Các bước để xây một ngôi nhà


B3 - Tiến hành

xin phép xây nhà

Phần thủ tục xin phép xây dựng có thể được hướng dẫn chi tiết tại Phòng Quản Lý Đô Thị hoặc Ủy Ban Nhân Dân Phường gần nhất tại nơi bạn xây nhà.
Sau đây là những hướng dẫn cụ thể:

_Hồ sơ xin phép _

xây dựng mới nhà ở

trên nền đất trống

  • Ðơn xin phép xây dựng nhà ở theo mẫu, có xác nhận của UBND phường nơi tin xây dựng nhà (2 bản chính).
  • Quyết định giao đất của Sở Ðịa chính thành phố (2 bản sao có chứng thực sao y).
  • Giấy Giao đất của Sở Ðịa chính thành phố (2 bản sao có chứng thực sao y).
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập (2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).


_Hồ sơ xin phép_

xây dựng, sửa chữa, cải tạo

nhà trên nền nhà cũ_

đã có giấy tờ xác nhận chủ quyền


1) Trường hợp xây dựng, sửa chữa nhà kiên cố cấp 2, nhà cấp 3 cấu trúc móng, cột bê tông cốt thép (xây cơi tầng trên sàn bê tông cốt thép hiện hữu) thì hồ sơ gồm:

  • ÐXP xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính).
  • Giấy chủ quyền nhà đã qua trước bạ hoặc Hợp đồng Mua bán nhà đã qua phòng Công chứng, trước bạ, đăng bộ, kèm giấy tờ chủ quyền của chủ cũ (2 bản sao có chứng thực sao y).
  • Bản vẽ hiện trạng nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
  • Bản đồ hiện trạng, vũ trụ đất do cơ quan có tư cách pháp nhân thiết lập (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập (2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
  • Ảnh chụp khổ 9 x 12cm mặt chính công trình có không gian liên kế trước khi sửa chữa nhà (1 kiểu rửa 2 ảnh).

** Trường hợp xây cơi tầng trên sàn bê tông cốt thép hiện hữu không cần có hồ sơ khảo sát móng.


2) Trường hợp sửa chữa nhà cấp 3 với

cấu trúc xi măng, cột gạch.

  • ÐXP sửa chữa theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính ).
  • Giấy chủ quyền nhà đã qua trước bạ (2 bản sao có chứng thực sao y); hoặc Hợp đồng Mua bán nhà đã qua Công chứng, trước bạ, đăng bộ, kèm giấy tờ chủ quyền của chủ cũ (2 bản sao có chứng thực sao y).
  • Bản vẽ hiện trạng nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
  • Bản vẽ thiết kế sửa chữa nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập trường hợp nhà có làm thêm gác gỗ (2 bản chính).

*** Hồ sơ xin phép xây dựng sửa chữa nhà ở ***

*** diện nhà nhà nước quản lý ***


1) Trường hợp xây dựng, sửa chữa, nhà kiên cố cấp 2, nhà cấp 3 cấu trúc móng, cột bê tông cốt thép (xây cơi tầng trên sàn bê tông cốt thép hiện hữu).

  • ÐXP xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính).
    Hợp đồng thuê nhà (1 bản sao y có chứng thực sao y).
  • Giấy thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

2) Trường hợp sửa chữa nhà cấp 3 với cấu trúc móng, cột gạch.

  • ÐXP sửa chữa theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính).
  • Hợp Ðồng thuê nhà (1 bản sao y có chứng thực sao y).
  • Giấy thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).


*** Hồ sơ xin các nhận công trình hoàn công ***

(thủ tục hoàn công).

  • Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu (1 bản chính).
  • Giấy phép xây dựng nhà ở (1 bản sao y có chứng thực sao y), kèm theo bản vẽ thiết kế xây dựng nhà (1 bản sao không cần chứng thực sao y).
  • Bản vẽ hiện trạng hoàn công (2 bản chính).
  • Bản hợp đồng thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề (1 bản sao) kèm 1 bản sao giấy phép hành nghề của đơn vị thi công (có thị thực sao y). Hoặc biên lai thu xây dựng.

*** Gia hạn giấy phép xây dựng,

sửa chữa nhà ***

  • Ðơn xin gia hạn giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà theo mẫu (1 bản chính).
  • Giấy phép xây dựng, sửa chữa (1 bản chính) kèm theo bản vẽ thiết kế (1 bản chính).

Lưu ý: Chỉ được giải quyết gia hạn trong trường hợp Giấy phép xây dựng, sửa chữa còn hiệu lực (trong vòng 1 năm kể từ ngày ký). Nếu đã quá 1 năm không gia hạn hoặc đã gia hạn 1 lần thì chủ đầu tư phải lập lại thủ tục xin phép xây dựng theo quy định.


*** Hồ sơ xin hợp thức hóa

xây dựng, sửa chữa nhà ở ***

- Thủ tục giống như đã nêu ở phần I, II, III.

Lưu ý: Trong đơn phải ghi rõ nhà đã xây dựng, xin hợp thức hóa. Phần xác nhận của UBND phường phải ghi rõ tháng năm xây dựng.


*** Hồ sơ xin tách phép xây dựng ***

1) Trường hợp nhà chưa xây dựng: Nộp 2 bộ hồ sơ gồm:

  • Ðơn xin tách phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường (2 bản).
  • Giấy phép xây dựng chung (2 bản sao có chứng thực sao y).
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà kèm theo giấy phép xây dựng chung (2 bản sao không cần chứng thực sao y).
  • Các giấy tờ chứng từ về quyền sử dụng lô đất (2 bản sao có chứng thực sao y).
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng căn nhà của cá nhân người xin tách phép (2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

2) Trường hợp nhà đã xây dựng hoàn tất.

  • Ðơn xin tách phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường.
  • Bản vẽ QH tổng mặt bằng được duyệt (2 bản sao không cần chứng thực sao y).
  • Giấy phép xây dựng chung (2 bản sao có chứng thực sao y).
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà kèm theo giấy phép xây dựng chung (2 bản sao không cần chứng thực sao y).
  • Các giấy tờ chứng từ về quyền sử dụng lô đất (2 bản sao có chứng thực sao y).
  • Các giấy tờ xác định về quan hệ trách nhiệm giữa chủ đầu tư và cá nhân người xin tách phép trong việc xây dựng căn nhà (2 bản sao că chứng thực sao y).
  • Bản vẽ hiện trạng hoàn công ( 2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

Lưu ý: Trong đơn xin cấp phép xây dựng, sửa chữa nhà, đơn xin xác nhận hoàn công, hợp thức hóa... chủ nhà nhớ ghi rõ địa chỉ và số điện thoại để liên hệ khi cần thiết.


Các bước để xây một ngôi nhà B2



Các bước để xây một ngôi nhà


B2. Chọn và làm việc với Kiến Trúc Sư

2.1 - Chuyển yêu cầu cho KTS

Khi bạn biết rất rõ mình muốn gì trong ngôi nhà của mình, bạn nên mời kiến trúc sư có kinh nghiệm thiết kế, biến các ý tưởng và nhu cầu của mình thành các bản vẽ kỹ thuật. Nếu thấy cần thiết, bạn nên mô tả các nét kiến trúc mà mình yêu thích. Tất cả những điều đó, bạn nên ghi lại vào một văn bản và đưa nó cho các kiến trúc sư. Họ sẽ có nhiều tư liệu để nghiên cứu và thiết kế cho phù hợp. Làm như vậy, bạn sẽ hạn chế được rất nhiều rắc rối về sau

** Khi mời kiến trúc sư thiết kế, bạn chỉ nên đưa ra các nhu cầu cho họ xử lý bằng ngôn ngữ kiến trúc. Tránh can thiệp chi tiết và thay đổi ý tưởng quá nhiều nếu bạn muốn có công trình vừa ý.

• Mô tả chi tiết nhu cầu của bạn và gia đình.

• Trình bày với KTS về ý tưởng thẩm mỹ của bạn và gia đình nếu có.

• Trình bày rõ những băn khoăn hay thắc mắc của bạn liên quan đến việc đó.

• Nếu có sở thích hay điều “tối kỵ” nào liên quan đến căn nhà (chẳng hạn vấn đề phong thủy như: hướng đất, hướng nhà, cách bố trí phòng bếp, phòng ngủ, phòng thờ cúng..v.v..) bạn cũng nên thảo luận cùng KTS ở bước này.

• Sau khi trình bày ý kiến của bạn, nên lắng nghe lời khuyên của KTS nếu yêu cầu đó không phù hợp yêu cầu mỹ thuật và độ an toàn.

• Nên tìm hiểu qua những thuật ngữ xây dựng và hạn chế can thiệp vào phần xử lý chuyên môn khi kiến trúc sư đưa ra phương án.

2.2 - Các bản vẽ cần yêu cầu

Một bộ hồ sơ bản vẽ đầy đủ bao giờ cũng giúp cho việc thi công hoàn thiện công trình trở nên dễ dàng hơn nhiều. Xin đưa ra một số bản vẽ chủ yếu để các bạn tham khảo:

a. Phần phối cảnh minh họa: gồm

Phối cảnh công trình nhìn từ chính diện,

Các phối cảnh góc minh hoạ,

Phối cảnh nội thất bên trong nhà của phòng khách, phòng ăn, bếp, các phòng ngủ, khu phụ, tiểu cảnh một số điểm nhấn trang trí đặc biệt, ...

Phối cảnh ngoại thất sân vườn (nếu có), ...

Phần phối cảnh này giúp cho chủ nhà dễ dàng hình dung về không gian thực tế sau khi ngôi nhà được xây dựng, và có những tiên liệu chính xác về cách bài trí đồ đạc, sử dụng vật liệu, bố trí ánh sáng, chọn màu sơn, v.v...

b. Phần bản vẽ kỹ thuật:

Bao gồm 03 bộ hồ sơ chính như sau:
Hồ sơ xin phép xây dựng:

bao gồm các bản vẽ chính là bản vẽ mặt bằng các tầng, mặt cắt, mặt đứng, bản vẽ móng, sơ đồ cấp điện nước và thoát nước.

Hồ sơ thiết kế sơ bộ:

bao gồm các mặt bằng triển khai chi tiết, các mặt đứng, mặt cắt, và một số bản vẽ phối cảnh.

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công:

đây là bộ hồ sơ sau cùng, hoàn chỉnh nhất, làm căn cứ chủ yếu để tiến hành thi công công trình.

Gồm các phần:
- Toàn bộ các bản vẽ mặt bằng các tầng, mặt bằng mái, các mặt bằng trần, mặt bằng lát sàn từng tầng. - Toàn bộ các bản vẽ mặt cắt qua nhà (ít nhất 02 mặt cắt), các mặt đứng của nhà.
- Các bản vẽ triển khai cấu tạo trong nhà (cấu tạo thang, cửa, chi tiết trang trí, các khu vệ sinh, ban công, sênô, ô văng,...)
- Các bản vẽ kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét, điều hoà...
- Các bản vẽ tính toán kết cấu móng, cột, dầm, sàn, lanhtô,...
- Dự toán chi tiết từng hạng mục của nhà, giúp cho chủ nhà quản lý chi phí xây dựng dễ

dàng nhất.

Tất cả các bộ hồ sơ được đóng gọn gàng theo thứ tự bản vẽ, có mục lục để quản lý và không quên đính kèm bản thuyết minh A4 và bản vẽ.

*** Lưu ý ***

Trong quá trình rà soát các vấn đề pháp lý, bạn đồng thời nên tự tham vấn và xác định rõ ràng yêu cầu của mình và người thân về ngôi nhà tương lai theo tiêu chí sau:
• Phải phù hợp phong cách sống của bạn và người thân.
• Phải có công năng tối ưu với các diện tích bạn có.

• Phải có các không gian thích hợp với bạn trên các yêu cầu về khoa học và thẩm mỹ (cây xanh, thông thoáng, ánh sáng, vệ sinh, môi trường ...)

• Phải hài hòa với không gian kiến trúc xung quanh.

• Phải phù hợp từng nhu cầu trong sinh hoạt, kể cả các ý thích và thói quen hay tuổi tác của tất cả các thành viên tham gia sử dụng công trình kiến trúc này.

Kinh nghiệm chia sẻ: để đảm bảo cho những chi tiết của thiết kế mà bạn và kiến trúc sư đã thống nhất, bạn có thể sử dụng những hình vẽ minh hoạ, hình chụp công trình mẫu, hình vẽ 3D để ràng buộc trong hợp đồng với nhà thầu thi công về sau.

Các bước để xây một ngôi nhà


Các bước để xây một ngôi nhà



B1 - Dự tính và lên kế hoạch

1.1 -- Dự trù kinh phí

Chúng ta hãy bắt đầu bằng vấn đề chính yếu nhất đó là tiền để xây nhà. Nếu bạn xem nhẹ chuyện lập kế hoạch chi tiêu cho việc xây nhà, bạn sẽ gặp khó khăn lớn khi đối diện với phát sinh hoặc nó cũng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính hiện tại của gia đình bạn. Đừng để bạn phải chạy vạy khi nhà đang xây mà tiền mặt lại cạn do phát sinh. Hoặc giả như bạn hoàn thành ngôi nhà rồi mà tiền vốn dành cho việc chi tiêu khác cũng hết sạch … Đó cũng chỉ là một số trường hợp bạn có thể gặp phải khi không xác định trước khoản tiền chi tiêu để xây nhà. Cách tốt nhất là đầu tiên bạn nên dự trù trước chi phí. Thông thường, có 2 loại chi phí chính cần ước tính:

à Chi phí xây dựng cơ bản

Là chi phí bạn cần để hoàn thiện phần kiên cố và có thể đã bao gồm phần gạch lát trang trí, trần thạch cao, kệ bếp và sơn nước trong ngoài.

Theo cách tính phổ biến hiện nay, mọi người thường tính theo số mét vuông trên tổng diện tích xây dựng thực tế của ngôi nhà . Bạn nên trao đổi và thống nhất với nhà thầu cách tính diện tích xây dựng thực tế.

à Chi phí trang trí nội thất

Gồm chi phí để mua thiết bị nhà tắm, bếp ga, bếp điện, máy lạnh, bàn ghế sô pha, đèn trang trí, rèm cửa và các trang thiết bị gia dụng khác cần sắm mới.

Nên tính riêng loại chi phí này vì đây là phần rời và hoàn toàn có thể được trang bị sau khi ngôi nhà hoàn thành. Thời gian trang bị thêm những đồ này không phụ thuộc vào thời gian xây nhà và tùy vào tình hình tài chính của bạn. Một điểm nữa là bạn cũng có thể tách phần này ra khỏi phần việc của nhà thầu xây dựng.

Thực tế là việc xây nhà luôn luôn có phát sinh. Vì vậy với số tiền tạm tính trên, bạn nên dự trù thêm từ 10 – 30% số tiền. Với con số “lận lưng” này bạn sẽ yên tâm hơn khi trao đổi nhu cầu của mình với kiến trúc sư thiết kế rồi đến nhà thầu thi công.

Lưu ý nên tham khảo mức chi phí trên mét vuông theo từng loại nhà tại gần thời điểm xây. Và con số tổng ước tính sẽ giúp bạn tự tin hơn khi thảo luận giá xây dựng cho ngôi nhà của bạn với nhà thầu.

à Phương án tài chính

Hầu hết gia chủ khi quyết định xây nhà đã dự trù trước phương án tài chính.

- Vay từ gia đình, người thân và bạn bè,

- Vay tài chính từ bên ngoài để xây nhà - có thể vay bằng hình thức tín chấp hoặc thế chấp chính căn nhà đó. Nên chọn phương án này nếu số tiền đó của bạn đang phục vụ việc kinh doanh, bạn sẽ thu lãi nhiều hơn số lãi vay. Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ trụ sở các ngân hàng gần nhất để biết thêm chi tiết trước khi bạn bắt đầu.

1.2 -- Lên kế hoạch xây nhà

Dựa vào những thông tin của mảnh đất như:

  • Kích thước mảnh đất định xây dựng (dài và rộng), diện tích phần đất định xây công trình,
  • Các hướng tiếp cận mảnh đất (Đông, tây, nam bắc...) và chiều dài mỗi hướng,
  • Loại đường giao thông mà mảnh đất tiếp giáp (loại đường, chiều rộng, chỉ giới xây dựng.),
  • Vi trí mảnh đất (nội ngoại thành...).
  • Hiện trang các công trình xung quanh (loại công trình, chiều cao tương đối), số tầng, số phòng... và
  • Số kinh phí bạn dự định đầu tư.

· Ngoài ra còn phải dựa vào thực tế sử dụng như: nhà cho mấy thế hệ ở, độ tuổi và nghề nghiệp các thành viên trong gia đình, .tuổi tác , sở thích và thẩm mĩ của gia chủ để lên kế hoạch xây nhà.

Tìm hiểu vấn đề pháp lý liên quan đến nhà bạn và các thủ tục cần thiết:
Trên thực tế, có rất nhiều người do lịch sử gia đình và vấn đề chuyển giao giữa các thế hệ mà việc sở hữu chủ trở nên không rõ ràng về phương diện pháp lý. Vì thế những gì chúng tôi đề cập ở đây nhằm giúp các bạn rà soát hiện trạng pháp lý ngôi nhà và khu đất mà bạn sẽ xây nhà mới.

Các yếu tố pháp lý liên quan hiện trạng căn nhà cần phải xem xét:

• Quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất

• Vấn đề quy hoạch khu vực (tham khảo Phòng Quản Lý Đô Thị Quận, Huyện).

• Những quy định bắt buộc khác của chính quyền địa phương liên quan đến khu vực xây nhà của bạn như: khống chế tầm cao, số lượng tấm sàn, diện tích sân, phần sử dụng chung với các nhà xung quanh, lộ giới hẻm....

• Những vấn đề về quan hệ với hàng xóm chung quanh như: vách chung, lối đi chung, đường hẻm, cây xanh, đường thoát nước.

Tìm hiểu về nhà cung cấp vật liệu xây dựng:

Nên tìm hiểu từ giai đoạn này các địa điểm cung cấp vật tư xây dựng theo tiêu chí:

* Gần công trình của bạn,

* Đủ chủng loại,

* Giá hợp lý và có thể thanh toán từng đợt theo tiến độ nếu có thể.

Điều này sẽ giúp công việc thi công của bạn thuận lợi về sau.