Vật liệu kính
Ưu điểm của chất liệu kính:
- Có độ bóng cao, trong suốt, có thể uốn cong, tạo màu, hoa văn, chạm khắc
- Lấy sáng tốt
- Có thể cách âm, cách nhiệt (cùng với những giải pháp cộng thêm)
- Phản nhiệt làm giảm bức xạ nhiệt từ ánh sáng mặt trời
Một hiện tượng xảy ra khi dùng nhiều kính trong kết cấu ngăn che công trình là hiệu ứng nhiệt: sau khi bức xạ qua kính vào nhà sẽ làm cho các bề mặt nóng lên, tiếp sau đó lại bức xạ ra ngoài. Kết quả là nhiệt độ tăng dần và gây cảm giác khó chịu, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Đó là hiện tượng nhà kính, tức là có sự tăng nhiệt độ trong không gian kín bao bọc bởi kính dưới bức xạ mặt trời (truyền nhiệt bức xạ vào trong nhà và khó thoát nhiệt ra ngoài bằng đối lưu).
Về chủng loại, kính phân loại thành khá nhiều dòng sản phẩm.
1. Kính thường: normal glass và float glass.
· Normal là kính thường sử dụng công nghệ cán nóng, chất lượng hình ảnh không cao. Thường là kính gia công và các loại kính không cần hình ảnh trung thực như kính lụa mờ, kính hoa dâu...
· Float là kính sử dụng công nghệ kính nổi, cho thủy tinh nóng chảy vào bể thiếc đến chiều dày kỹ thuật thì tiến hành làm nguội bề mặt. Sản phẩm đạt được độ đồng đều cao. Sản phẩm kính nổi thì chắc các anh chị ai cũng biết đến là VFG (Việt – Nhật).
2. Kính an toàn: Safety glass, laminate glass.
· Kính dán an toàn là kính sử dụng hai tấm kính có độ dày tùy ý. Độ dày kính thành phẩm: 6.38Dm....(không chênh lệch độ dày quá 50%) dán lại với nhau bằng phim PVB (poly vinyl butyral) hoặc keo trong suốt.
· Kính dán bằng phim, chất lượng phụ thuộc vào loại phim sử dụng,
độ dày lớp phim tiêu chuẩn là 0,38mm, tùy theo yêu cầu kỹ thuật, nhà sản xuất có thể dán 1 hay nhiều lớp phim, hai lớp là 0.76 mm... có rất nhiều chủng loại phim thường không màu và trong suốt của một số hãng lớn như dupont... một số loại phim đặc biệt khác có màu sắc đa dạng (có thể thấy tại RubyPlaza 44 Lê Ngọc Hân - HN), hoặc mờ hẳn có màu trắng sữa. Với kính dán bằng keo là phương pháp sản xuất cũ và chất lượng không cao tuy nhiên giá thành rẻ.
-
Kính hộp (double glass, insulated glass): khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Độ dày kính tối thiểu để làm kính hộp là 5mm, độ dày khoảng cách giữa 2 tấm kính tối thiểu là 6, 9, 12mm..., giữa hai lớp kính được bơm khí trơ argon - không phải là chân không, xq được viền bằng các hộp nhôm bên trong có chứa hạt hút ẩm ngăn chặn việc đọng hơi nước giữa 2 ấtm kính.
- Kính màu (tinted): kính được pha màu bằng kim loại. công nghệ phủ màu cho kính có 2 dạng là hard coating và soft coating.
------ Soft coating là phủ lên bề mặt kính thường 1 loại hoá chất tạo từ màu kim loại (giống như -------sơn).
- Kính cản nhiệt (Low-E, low emision hoặc sunergy) kính có khả năng phản xạ các loại tia hồng ngoại, tia cực tím. Kính này hiệu quả hơn nhiều so với kính phản quang vì vẫn có khả năng xuyên sáng gần bằng các loại kính thông thường nhưng khả năng cản nhiệt rất tốt, loại bỏ đến 50% nhiệt lượng
- Kính hấp nhiệt (absortion glass): cũng có tác dụng ngăn cản tia nhiệt xuyên qua lớp kính, nhưng giữ nhiệt lại trên bề mặt kính.
- Là kính có hình chữ U, vật liệu là kính cường lực (tempered)
- Kích thước các cánh là khoảng 60*230*60
- Độ dày có thể từ 6 ~ 10mm,
- Là giải pháp hiệu quả cho những khu vực công cộng khu vực cần trang trí với nhiều mục đích: chiếu đèn màu, cách âm, cách nhiệt, thay thế các mảng tường lớn,
- Giá thành rơi vào khoảng 300$/m2 tùy thuộc vào thiết kế.
Dưới đây là một số hình ảnh về Uglass ứng dụng trong kiến trúc
- Ngoài ra còn 1 số chủng loại kính cao cấp khác như: kính nano sd công nghệ DFI, kính ceramic,... nhưng không phổ biến lắm.
Để ứd được trong nhiều hạng mục công trình thì kính phải được gia cường để trở thành kính cường lực (tempered). Kính CLực thường được dùng cho các vách lớn hoặc treo bằng kẹp spider, không cần hệ khung xương đỡ như kính thường mà vẫn đảm bảo khả năng an toàn.
- Quy trình thực hiện:
Þ Kính nổi thông thường có bán trên thị trường (của VFG, Thái Lan, Phillipines, Indo)
Þ Mài cắt thành phẩm và làm sạch
Þ Đưa vào máy nung (650 – 750oC) tuỳ theo độ dày kính. Mục đích: làm thđổi cấu trúc tinh thể của kính, phá vỡ các ứng xuất phân bố không đều (lý do gây hiện tượng kính vỡ thành mảnh sắc nhọn) và tăng cường độ chịu lực của kính
Þ Làm nguội đột ngột bằng gió lạnh trong 1 thgian
Þ Sp kính cường lực
- Tính chịu lực: tốt hơn 4-5 lần so với kính nổi thông thường ban đầu
- Tính an toàn: khi bị bể sẽ vỡ bung ra từng hạt nhỏ không sắc nhọn, ko gây thương tích.
Công nghệ mới: kính bán cường lực (kính bán tôi - heat strengthened).
- Có quy trình tôi luyện như kính cường lực, nhưng gia nhiệt và làm nguội theo phương thức riêng. Việc gia cường chỉ thực hiện được với kính dày 4 – 8ly.
- Tính chịu lực tốt hơn gấp 3 lần kính nổi ban đầu
- Tính an toàn: khi bị tác động mạnh, kính bể và nứt theo đường dài từ tâm điểm chấn động đến khung kính chứ không bung ra và rơi xuống.
Đặc điểm kính cường lực: kính tốt khi nhìn nghiêng góc 15 độ thấy mặt kính phẳng không bị cong, ko dợn sóng, bề mặt ko bị rổ, bọt; các cạnh mài sắc xảo, ko lam nham. Thử bằng cách đập vỡ 1 mảnh kính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét