PHÂN LOẠI MÓNG
Hiện nay có nhiều cách và nhiều tiêu chuẩn phân loại.
1. Theo vật liệu:
- Móng cứng:
- Móng được tạo với các vật liệu chịu lực nén đơn thuần như móng gạch, móng đá hộc, móng đá hộc và bê-tông.
- Quy ước: tỉ số chiều cao/chiều rộng của khối móng >1/3; tải trọng tác động từ trên xuống sau khi truyền qua móng sẽ được phân phối lại trên đất nền.
- Áp dụng ở nơi nước ngầm ở dưới sâu.
- Móng mềm
- Được tạo với vật liệu chịu kéo, nén và uốn.
- Đặc điểm: móng biến dạng gần như nền, không làm nhiệm vụ phân phối lại áp lực.
- Móng bê-tông cốt thép là loại móng vừa bị biến dạng khá nhiều là vừa có khả năng phân bố lại áp lực trong đất nền vừa có cường độ cao vừa chống xâm thực tốt.
- Cấu tạo theo yêu cầu tạo hình bất kỳ, tiết kiệm vật liệu, thi công nhanh khi dùng giải pháp thi công lắp ghép.
2. Theo hình thức chịu lực:
- Móng chịu tải đúng tâm
- Đặc điểm: móng đảm bảo hướng truyền lực từ trên xuống trùng vào phần trọng tâm của đế móng.
- Đáp ứng được yêu cầu chịu lực tốt nhất cùng sự phân phối lực đều dưới đáy móng.
- Móng chịu tải lệch tâm
- Đặc điểm: hợp lực của các tải trọng không đi qua trọng tâm của mặt phẳng đáy móng; móng có kết cấu phức tạp.
- Áp dụng ở những vị trí đặc biệt như ở khe lún, giữa nhà cũ và nhà mới...
3. Theo hình thể móng:
- Móng cột (móng độc lập/chiếc/ côi)
- Móng riêng biệt, chịu tải trọng tập trung.
- Gối móng được chế tạo theo khối lập phương / tháp cụt / dật cấp;
- Vật liệu bằng gạch, đá, bêtông hoặc bêtông cốt thép.
- Móng băng
- Móng chạy dài dọc dưới chân tường hoặc tạo thành dải dài liên kết các chân cột. Chiều dài của móng >>> chiều rộng.
- Truyền tải trọng tương đối đều xuống nền
- Vật liệu: gạch, đá, bêtông, BTCT. Tiết diện móng thường có hcn, h.thang hay giật cấp.
- Áp dụng cho các công trình dân dụng nhiều tầng kiểu khung và công trình công nghiệp.
- Móng bè (móng toàn diện)
- Đặc điểm: diện tích đáy móng = diện tích xây dựng.
- Áp dụng khi sức chịu tải của đất nền quá yếu so với tải trọng của công trình và
- Áp dụng khi bề rộng của các đáy móng chiếc hoặc móng băng gần sát nhau, gây nên hiện tượng chồng áp suất trong đất nền.
- Gồm có cọc và đài cọc.
- Khi nền đất yếu phải chịu tải trọng lớn của công trình người ta dùng móng cọc.
- Vật liệu: cọc tre, gỗ, bêtông cốt thép.
- Móng cọc chia ra làm hai loại: móng cọc chống và móng cọc ma sát.
*/* Móng cọc chống được dùng trong trường hợp dưới lớp đất yếu là lớp đất rắn (đá); đầu dưới cọc đóng chặt vào lớp đất rắn và truyền tải trọng vào nó. Nền móng cọc chống không bị lún hoặc lún không đáng kể.
*/* Móng cọc ma sát được dùng trong trường hợp lớp đất rắn nằm ở quá sâu. Cọc ma sát truyền tải trọng công trình vào đất qua lực ma sát giữa đất và bề mặt của cọc.
4. Theo đặc tính chịu tải
- Chịu tải trọng tĩnh
- Móng sẽ chịu tác động của
(1) tải trọng thường xuyên liên tục khi thi công hoặc
(2) khi chịu trọng lượng bản thân của các bộ phận và
(3) áp lực của đất.
- Hầu hết các loại móng nhà DD đều được tính toán và chọn lựa để đáp ứng yêu cầu chịu tải trọng tĩnh.
- Chịu tải trọng động
- Là loại móng chịu tải trọng tạm thời có thể không xuất hiện vào các thời kỳ nhất định như: tải trọng gió, áp lực sóng biển, đặc biệt là động đất và sự rung của móng.
- Giải pháp móng đặc biệt được chọn áp dụng trong trường hợp này là loại móng máy, móng chống chấn động.
5. Theo vị trí
- Móng tường giữa: nằm ở vị trí hai bên là nền nhà (hình 2.07).
- Móng tường biên: nằm ở vị trí một bên là nền nhà, một bên là hè rãnh (hình 2.08).
- Móng khe lún: nằm ở vị trí khe lún của công trình (hình 2.09).
- Móng cấu tạo (tường ngăn): nằm ở vị trí dưới tường ngăn có bề dày 105, cao trên 2000 hoặc sát trần (hình 2.11 - 2.12).
6. Theo phương cách cấu tạo
- Móng toàn khối: móng được xây/ đúc ngay tại hiện trường.
- Móng lắp ghép: các bộ phận của móng bằng bê tông cốt thép được chế tạo trước tại cơ xưởng.
7. Theo phương pháp thi công
- Móng nông:
- Móng được xây hay đúc hoàn toàn trong hố móng đào với chiều sâu chôn móng <>
- Áp dụng cho các công trình kiến trúc nhẹ hoặc trên đất nền có sức chịu tải cao ở ngay trên mặt.
- Hình thức móng được ứng dụng trong trường hợp này là móng băng, móng chiếc, móng bè.
- Móng sâu:
- Là loại móng khi thực hiện không cần đào hoặc chỉ đào một phần hố móng, sẽ dùng giải pháp cấu tạo để chuyển tải trọng từ trên xuống thông qua móng vào đất nền, đạt chiều sâu thiết kế như giải pháp mòng trên cọc, móng trên giếng chìm.
- Áp dụng trong trh tải trọng công trình tương đối lớn nhưng lớp đất nền chịu tải lại ở dưới sâu.
- Móng dưới nước:
- Thực hiện trong vùng đất ngập nước như: ao hồ, sông, rạch, biển.
- Phương pháp: xây bờ bao kín nước bao quanh vị trí công trình à bơm thoát nước làm khô để thi công móng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét