




Trang blog này chứa đựng những bài viết liên quan đến nghề hoạ viên kiến trúc mà tôi thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau.
Xây dựng nhà ở vùng bão lũ
*** Nguyên tắc cơ bản: “Neo – Giăng – Liền khối”.
Tường chịu lực và mái là 2 điểm trọng yếu của nhà khi đương đầu với gió bão.
*** Vị trí xây dựng:
** KC móng:
** Tường
- Các bức tường gạch dài cần được bằng bổ trụ hoặc bố trí các dầm và các cột liên kết bằng bê tông tổng hợp.
- Tường gạch vượt mái: tăng cường bằng dầm bê tông, neo xuống dưới đế theo các khoảng đều nhau; tại mút khe co giãn và các đầu mút.
- Các sườn tăng cứng tường: cần được bố trí ở các khoảng cách đều nhau từ 2 - 3 m; khi thi công chú ý tạo khe co giãn để tránh ảnh hưởng của giãn nở, dọc trụ tại khe co giãn cần phải gia cường cốt thép theo phương đứng.
- Tường đầu hồi cần được gia cố hợp lý, có thể bố trí một dàn mái tại tường đầu hồi.
- Để hạn chế hư hỏng cho các loại tường xây do mưa bão tạt hoặc lũ khi triều dâng, cần sử dụng lớp trát có đủ độ bền nước: lớp trát bằng vữa vôi tỷ lệ 1:4,5 hoặc 1:5, có pha thêm 50 kg xi măng hoặc 20 kg tro rơm, trấu/m3 cát xây.
** Mái nhà:
- Cần sd vật liệu lợp, kèo, xà gồ mái đúng quy cách, đảm bảo chịu lực và liên kết chắc chắn với nhau.
- Mái BTCT là tốt nhất.
- Để đảm bảo độ bám của vật liệu lợp mái, cần chú ý tấm lợp phải neo chặt vào xương mái. Nên sử dụng ngói có lỗ buộc và tăng cường liên kết của hệ kèo, xà gồ.
- Với mái rơm, rạ, nên đan phên, cót ép vào nhau thành lưới ô vuông đặt trên mái. Ghìm và đè vào các thanh kèo bằng các cây tre, nứa. Cạnh mái phải được ghìm vào cầu phong, xà gồ hoặc kèo bằng dây thép...
- Nếu lợp tôn thì phải sử dụng tôn dày ít nhất 0,45mm; tôn được vít chặt vào xà gồ với khoảng cách 20- 30cm.
- Bằng cách sd hệ giăng mái.
- Nên có giằng chéo ở các góc mái.
- Đối với các công trình ngói không neo đã xây dựng, có thể hạn chế hư hại bằng kê vữa phần mũi viên trên vào phần gáy viên dưới ở các vùng riềm mái, 3 - 4 hàng sát bờ nóc, bờ chảy và làm trần hiên bằng cót hoặc tre.
- Xây hàng gạch chỉ chạy dọc theo độ dốc mái cách nhau 0,9 - 1,2 m để chống tốc mái.
CHỐNG ẨM và CHỐNG THẤM
1. Chống ẩm cho tường
* Móng nhà luôn ẩm do nước trong đất dẫn lên → làm ẩm tường , mặt tường bị phá hoại, vữa trát bị bong và ảnh hưởng tới đk vệ sinh trong nhà.
* Kỹ thuật: tráng 1 lớp vữa ciment mác 75, dày 20 ở mặt cổ móng tiếp giáp với tường nhà (nếu có dầm BTCT thì ko cần tráng). Nếu nhà có tầng hầm/ sàn bằng gỗ thì lớp chống ẩm phải ở dưới dầm chống mục cho sàn.
2. Chống thấm cho công trình ngầm
Cần xử lý chống thấm tuỳ mức độ cần thiết và trh cụ thể cho cac2 công trình tầng hầm hay bể chứa.
· Trh mực nước ngầm dưới nền tầng hầm:
- Trát vữa ciment mác 75, dày 25 ở mặt trong và nền tầng hầm.
- Trát 2 lớp: lớp I dày 15, có khía quả trám → đợi khô → trát lớp II dày 10.
- Nếu y/c chống thấm cao hơn: phía trong đổ thêm 1 lớp bêtông chống thấm dày 40, mác 200 và phía ngoài đắp đất sét dày 300 – 400.
· Trh mực nước ngầm cao hơn nền tầng hầm:
- Làm hạ mực nước ngầm: làm hố thu nước,
- Đồng thời phía ngoài đắp đất sét dày 300 – 400,
- Phía trong tráng vữa ciment 2 lớp hoặc đổ BTCT dày 40, mác 200.
PHÂN LOẠI MÓNG
Hiện nay có nhiều cách và nhiều tiêu chuẩn phân loại.
1. Theo vật liệu:
- Móng được tạo với các vật liệu chịu lực nén đơn thuần như móng gạch, móng đá hộc, móng đá hộc và bê-tông.
- Quy ước: tỉ số chiều cao/chiều rộng của khối móng >1/3; tải trọng tác động từ trên xuống sau khi truyền qua móng sẽ được phân phối lại trên đất nền.
- Áp dụng ở nơi nước ngầm ở dưới sâu.
- Được tạo với vật liệu chịu kéo, nén và uốn.
- Đặc điểm: móng biến dạng gần như nền, không làm nhiệm vụ phân phối lại áp lực.
- Móng bê-tông cốt thép là loại móng vừa bị biến dạng khá nhiều là vừa có khả năng phân bố lại áp lực trong đất nền vừa có cường độ cao vừa chống xâm thực tốt.
- Cấu tạo theo yêu cầu tạo hình bất kỳ, tiết kiệm vật liệu, thi công nhanh khi dùng giải pháp thi công lắp ghép.
2. Theo hình thức chịu lực:
- Đặc điểm: móng đảm bảo hướng truyền lực từ trên xuống trùng vào phần trọng tâm của đế móng.
- Đáp ứng được yêu cầu chịu lực tốt nhất cùng sự phân phối lực đều dưới đáy móng.
- Đặc điểm: hợp lực của các tải trọng không đi qua trọng tâm của mặt phẳng đáy móng; móng có kết cấu phức tạp.
- Áp dụng ở những vị trí đặc biệt như ở khe lún, giữa nhà cũ và nhà mới...
3. Theo hình thể móng:
- Móng riêng biệt, chịu tải trọng tập trung.
- Gối móng được chế tạo theo khối lập phương / tháp cụt / dật cấp;
- Vật liệu bằng gạch, đá, bêtông hoặc bêtông cốt thép.
- Móng chạy dài dọc dưới chân tường hoặc tạo thành dải dài liên kết các chân cột. Chiều dài của móng >>> chiều rộng.
- Truyền tải trọng tương đối đều xuống nền
- Vật liệu: gạch, đá, bêtông, BTCT. Tiết diện móng thường có hcn, h.thang hay giật cấp.
- Áp dụng cho các công trình dân dụng nhiều tầng kiểu khung và công trình công nghiệp.
- Đặc điểm: diện tích đáy móng = diện tích xây dựng.
- Áp dụng khi sức chịu tải của đất nền quá yếu so với tải trọng của công trình và
- Áp dụng khi bề rộng của các đáy móng chiếc hoặc móng băng gần sát nhau, gây nên hiện tượng chồng áp suất trong đất nền.
- Gồm có cọc và đài cọc.
- Khi nền đất yếu phải chịu tải trọng lớn của công trình người ta dùng móng cọc.
- Vật liệu: cọc tre, gỗ, bêtông cốt thép.
- Móng cọc chia ra làm hai loại: móng cọc chống và móng cọc ma sát.
*/* Móng cọc chống được dùng trong trường hợp dưới lớp đất yếu là lớp đất rắn (đá); đầu dưới cọc đóng chặt vào lớp đất rắn và truyền tải trọng vào nó. Nền móng cọc chống không bị lún hoặc lún không đáng kể.
*/* Móng cọc ma sát được dùng trong trường hợp lớp đất rắn nằm ở quá sâu. Cọc ma sát truyền tải trọng công trình vào đất qua lực ma sát giữa đất và bề mặt của cọc.
4. Theo đặc tính chịu tải
- Móng sẽ chịu tác động của
(1) tải trọng thường xuyên liên tục khi thi công hoặc
(2) khi chịu trọng lượng bản thân của các bộ phận và
(3) áp lực của đất.
- Hầu hết các loại móng nhà DD đều được tính toán và chọn lựa để đáp ứng yêu cầu chịu tải trọng tĩnh.
- Là loại móng chịu tải trọng tạm thời có thể không xuất hiện vào các thời kỳ nhất định như: tải trọng gió, áp lực sóng biển, đặc biệt là động đất và sự rung của móng.
- Giải pháp móng đặc biệt được chọn áp dụng trong trường hợp này là loại móng máy, móng chống chấn động.
5. Theo vị trí
- Móng tường giữa: nằm ở vị trí hai bên là nền nhà (hình 2.07).
- Móng tường biên: nằm ở vị trí một bên là nền nhà, một bên là hè rãnh (hình 2.08).
- Móng khe lún: nằm ở vị trí khe lún của công trình (hình 2.09).
- Móng cấu tạo (tường ngăn): nằm ở vị trí dưới tường ngăn có bề dày 105, cao trên 2000 hoặc sát trần (hình 2.11 - 2.12).
6. Theo phương cách cấu tạo
7. Theo phương pháp thi công
- Móng được xây hay đúc hoàn toàn trong hố móng đào với chiều sâu chôn móng <>
- Áp dụng cho các công trình kiến trúc nhẹ hoặc trên đất nền có sức chịu tải cao ở ngay trên mặt.
- Hình thức móng được ứng dụng trong trường hợp này là móng băng, móng chiếc, móng bè.
- Là loại móng khi thực hiện không cần đào hoặc chỉ đào một phần hố móng, sẽ dùng giải pháp cấu tạo để chuyển tải trọng từ trên xuống thông qua móng vào đất nền, đạt chiều sâu thiết kế như giải pháp mòng trên cọc, móng trên giếng chìm.
- Áp dụng trong trh tải trọng công trình tương đối lớn nhưng lớp đất nền chịu tải lại ở dưới sâu.
- Thực hiện trong vùng đất ngập nước như: ao hồ, sông, rạch, biển.
- Phương pháp: xây bờ bao kín nước bao quanh vị trí công trình à bơm thoát nước làm khô để thi công móng.
Các bộ phận của móng
- Là bộ phận có tác dụng chuyển lực từ trên xuống chống lực đạp của nền nhà hoặc lực đẩy của khối đất và nước ngầm bao quanh tầng hầm.
- Thường được cấu tạo dày hơn tường nhà nên nhô ra hơn chân tường nhà, tạo cảm giác chắc chắn và bề thế cho nhà.
- Là một phần bề mặt của đỉnh móng giới hạn từ mép ngoài của đỉnh đến đáy công trình,
- Tạo điều kiện thi công phần trên được chính xác theo vị trí thiết kế.
- Là bộ phận chịu lực chính của móng,
- Được cấu tạo theo tiết diện chữ nhật hoặc hình tháp hay dậc bậc nhằm giảm dần áp suất truyền tải đến đáy móng. Đồng thời với yêu cầu,.