• To be BRAVE is to behave bravely when your heart is faint.
  • So, you can be really brave only when you really ain't.
  • ------------------------- Piet Hein (1905)---------------------

4 tháng 10, 2014

Cách Xác Định Kích Thước Quần Áo Trẻ Em

-------------
Khi mua quần áo trẻ em, việc xác định đúng kích thước phù hợp là một yếu tố vô cùng quan trọng. Điều này có nghĩa là bộ trang phục đó phải mang lại cho bé sự thoải mái nhất.
Thế nhưng, nhiều bà mẹ vẫn không biết cách làm thế nào để xác định kích thước quần áo cho đúng, bởi vì trẻ em cùng tuổi cũng có mức độ phát triển khác nhau và kích thước quần áo trẻ em thường phụ thuộc vào chiều cao và trọng lượng của chúng.

Bài viết này xin tư vấn cho các mẹ cách xác định đúng kích thước phù hợp cho bé. Cụ thể như:
- Trước hết, đo chiều cao của con mình bằng cách dựa vào biểu đồ tăng trưởng (chú ý nhớ tháo gìay, dép của bé ra). Hướng dẫn bé đứng thằng lưng dựa vào tường, mắt nhìn thằng về phía trước, vai thoải mái, hay tay thả lỏng, chân thẳng.
Đối chiếu chiều cao và trọng lượng của con bạn với biểu đồ kích thước của nhà sản xuất thường được tìm thấy trên thẻ quần áo, bao bì. Nếu chiều cao và trọng lượng của con bạn rơi vào giữa hai kích thước khác nhau thì chọn kích thước lớn hơn.
Nếu bạn vẫn không chắc chắn về kích thước để lựa chọn, hãy nhớ rằng chiều cao có xu hướng là yếu tố lựa chọn kích thước tốt hơn trọng lượng.
- Ngoài ra, chọn quần áo cho bé bạn cũng có thể dựa vào biểu đồ tiêu chuẩn sau:
Cân nặng của bé  Chiều dài của bé   Tuổi  Size quần áo
Từ 2,8 – 4,0kg    47 – 55cm   sơ sinh        số 1
Từ 4,0 – 6,0kg    55 – 60cm   3 tháng tuổi số 2
Từ 6,0 – 8,0kg    60 – 70cm   6 tháng       số 3
Từ 8,0 – 10 kg    70 – 75cm   9 tháng       số 4
Từ 10  – 11 kg    75 – 80cm   12 tháng      số 5
- Bên cạnh đó, các mẹ hãy nhớ rằng quần áo làm bằng vải bông có xu hướng co lại sau khi giặt một vài lần. Trong trường hợp này, hãy chọn giải pháp an toàn là mua một bộ đồ có kích thước lớn hơn bình thường.
Cân để xác định trọng lượng của con bạn cũng là một việc nên làm. Để chính xác, hãy cho bé đứng lên cân mà không mặc quần áo hay mang giày dép.
- Và cuối cùng, bạn nên chọn nhiều kích thước khác nhau để có thể phối hợp với các loại áo, váy khác nhau, giúp tăng độ đa dạng cho tủ quần áo của bé. Chọn quần áo có dây nịt điều chỉnh, vòng eo đàn hồi để cho phép trẻ em phát triển.
http://www.giasoc180.com/cach-xac-dinh-kich-thuoc-quan-ao-tre-em

15 tháng 9, 2014

May chân váy phồng xếp li, cạp váy thun to bản

Nguyên vật liệu cần chuẩn bị:
- Vải chất liệu thô
- Thun bản to 5cm
Máy khâu
Kéo, giấy, bút, phấn may...
Bước 1:
- Vẽ cốt váy vào tờ báo hoặc giấy bìa để đảm bảo độ chính xác khi thực hiện trên vải, đồng thời có thể giữ lại sử dụng cắt nhiều chiếc váy khác nhau. Cách tính như sau:

 1 = vòng eo + 2cm : 6,28.

 2 = dài váy + 2cm.



 Bước 2:

- Gập cốt làm tư, tương tự cũng gập vải làm tư.

- Sau đó, căn mảnh cốt lên vải và cắt theo mẫu.

Trước khi cắt rời ra, các bạn vẫn nên cẩn thận vẽ các đường phấn mờ để tránh bị sai lệch do vải bị xộc xệch khi cắt.


Bước 3:
- Phần cạp váy sẽ được tận dụng luôn từ đoạn chun bản to 5cm có sẵn.

- Các bạn may nối hai đầu đoạn chun lại, nhưng nhớ bẻ gập hai đoạn chun thừa ra và may chặn lại để tránh làm cạp váy bị cộm!

Bước 4:
- Vắt sổ hoặc khâu bọc mép cho phần viền cạp váy, như vậy váy sẽ không bị xổ sợi khi mặc.


Bước 5:
- May ráp phần cạp với vào đoạn cạp chun bản to để hoàn thiện bước đầu chiếc váy xòe.
Mách nhỏ: các mẹ nên sắm một bộ đinh ghim may vá vì nó có thể cố định vị trí ta cần may mà không phải may lược. Vậy là tiết kiệm thêm một công đoạn rồi phải không?

Bước 6:

- Cuối cùng, để hoàn thiện toàn bộ, phần gấu váy cũng nên vắt sổ rồi may gập lại.
Kiểu váy xòe tròn khác hoàn toàn với các kiểu váy xòe chữ A thông thường.
Độ xòe của váy rộng làm cho chiếc váy trông bồng bềnh hơn khi mặc lên.
Nguồn: http://www.congnghemay.net/threads/cat-may-vay-cho-be.11863/

May váy xếp ly cho bé gái

 là tài liệu mình sưu tầm được trên mạng

Đây là thành phẩm:
sau đây là các bước cắt may:






Từ : http://www.congnghemay.net/threads/cat-may-vay-xep-ly-cho-be-gai.13991/

CÔNG NGHỆ 3G

Công nghệ 3GG : viết tắt của "generation"
1G (the first gerneration) - Đây là thế hệ điện thoại di động đầu tiên của nhân loại.
Đặc trưng của hệ thống 1G là:
- Dung lượng (capacity) thấp
- Kỹ thuật chuyển mạch tương tự (circuit-switched)
- Xác suất rớt cuộc gọi cao
- Khả năng handoff (chuyển cuộc gọi giữa các tế bào) không tin cậy
- Chất lượng âm thanh rất chuối
- Không có chế độ bảo mật...
2G (bao gồm GSM và CDMA) - Thế hệ đang được dùng trên thế giới
- Kỹ thuật chuyển mạch số
- Dung lượng lớn
- Siêu bảo mật (High Security)
- NHiều dịch vụ kèm theo như truyền dữ liệu, fax, SMS (tin nhắn),...
3G (WCDMA) - Xuất hiện đầu tiên ở Nhật.
Đặc điểm nổi bật so với 2 thế hệ trước:
- Truy cập Internet
- Truyền video
Đi sâu về công nghệ tiên tiến nhất hiện nay (đã triển khai): 3G

Họa viên ở CBS

Tốt nghiệp khóa đào tạo Họa Viên Kiến Trúc năm 2010, tôi vào làm việc cho công ty CBS Vietnam, một công ty 100% vốn đầu tư của Nhật Bản. Nghề nghiệp: họa viên, tất nhiên rồi. Nhưng bản vẽ của cty này không giống những bản vẽ kiến trúc của Việt Nam, không giống với tất cả những thứ mà tôi đã được học. Đó là những bản vẽ thiết kế giàn giáo - một bản vẽ cần thiết như một thủ tục để xin phép thi công ở Nhật.
Sau vài tháng học việc, làm quen với cách vẽ dữ liệu bê-tông, các linh kiện giàn giáo, các lệnh tắt CAD...và với khả năng tiếng Nhật của mình, tôi được bắt đầu làm quen với một loại bản vẽ mới toanh của Nhật - bản vẽ vết nứt.