• To be BRAVE is to behave bravely when your heart is faint.
  • So, you can be really brave only when you really ain't.
  • ------------------------- Piet Hein (1905)---------------------

22 tháng 10, 2009

Nhà ở vùng bão lụt - các mẫu nhà




Nhà ở cho vùng bão lụt - hình











Nhà ở vùng bão lũ




Xây dựng nhà ở vùng bão lũ


*** Nguyên tắc cơ bản: “Neo – Giăng – Liền khối”.

Tường chịu lực và mái là 2 điểm trọng yếu của nhà khi đương đầu với gió bão.

  • Phải tránh nhà mảnh và dài. Đơn giản nhất là mặt bằng hình vuông và hình chữ nhật có chiều dài không lớn hơn 2,5 lần chiều rộng.
  • Mặt bằng các bộ phận tránh bố trí tạo túi hứng gió như mặt bằng hình chữ L, chữ T và chữ U.
  • Về tổng thể phải có liên kết chặt chẽ, liên tục cho các kết cấu từ mái tới móng theo cả 2 phương ngang và phương thẳng đứng.
  • Cần ưu tiên hệ kết cấu gồm cột và dầm, tạo ra một lưới không gian có độ cứng tốt.
  • Hệ kết cấu càng đơn giản càng tốt; nên dùng cột chống đứng bên trong nhà và những vùng mở rộng.

*** Vị trí xây dựng:

  • Chọn vị trí an toàn, không xây gần mép sườn dốc hay nằm lưng chừng đồi thung lũng trống+hướng ra biển theo tuyến thẳng (nhà sẽ “hứng đủ” hiệu ứng hầm gió- gió sẽ công phá tất cả vật trở ngại trên đường đi của nó theo hướng di chuyển thẳng)
  • Không nên làm nhà tại nơi trống trải, giữa cánh đồng, ven làng, ven sông, ven biển, trên đồi cao hoặc giữa 2 sườn đồi, sườn núi; tránh bố trí các nhà thẳng hàng, dễ tạo túi gió hoặc luồng xoáy nguy hiểm...
  • Nên chú ý lợi dụng địa hình, địa vật để chắn gió bão cho công trình,
  • Xây tập trung thành từng khu vực, bố trí các nhà nằm so le với nhau.
  • Xây tối thiểu 02 gian nhà kiên cố khung bê tông cốt thép (BTCT), có móng.

** KC móng:

  • Nền móng phải được đầm chặt hoặc đóng bằng cọc tre, đảm bảo chắc chắn, đủ sức chịu được tải trọng lớn, độ giật cao.
  • Có thể sử dụng giằng móng để tạo khả năng chịu lực tổng thể theo các phương.
  • Chú ý lựa chọn vật liệu làm móng: móng chịu được bão là móng đá và móng gạch đất sét nung xây bằng vữa tam hợp hoặc xi măng - cát; móng trụ tre, luồng, gỗ cũng có khả năng chống bão lụt, tuy nhiên khi sử dụng cần có biện pháp cấu tạo để giữ ổn định chung cho cả ngôi nhà.

** Tường

  • Phải đảm bảo độ bền chịu gió đẩy và gió hút, chống lật, không bị biến dạng;
  • Phải đủ sức truyền tải trọng từ bên trên xuống móng qua các liên kết.
  • Phải có giằng chéo trong tường và các góc tường khi tường yếu – hệ giằng BTCT để liên kết chắc chắn các tường với nhau, đồng thời tạo chỗ liên kết tốt với mái.
  • Độ dày tường min = 200. Gạch và mác vữa xây phải đảm bảo cường độ chịu lực. Cần xây tường bằng vữa vôi có pha 50 kg xi măng hoặc 20 kg tro rơm, trấu/m3 cát xây.
  • Chân tường đổ bêtông tỷ lệ 1:3:6 với các thanh cốt thép ở các góc và chỗ các bức tường giao nhau, các góc cửa đi, ô cửa lớn và các vị trí trung gian.
  • Tường ngang: cần bố trí thêm để tạo không gian phòng vừa để tăng cường độ chống chịu cho công trình. Khoảng cách các tường ngang, tường dọc nên <>
  • Tường khung gỗ vách gỗ với hệ khung không gian có khả năng chịu gió bão tốt.
  • Các loại tường khung gỗ tre, vách liếp tre có lớp trát hoặc không có lớp trát chỉ nên coi là phương án tạm thời khi chưa có đủ điều kiện kinh tế, do vậy phải thực hiện các giải pháp chống đỡ trước cơn bão.
  • Với tường gỗ / tre: móng có kết cấu tương tự với các thanh đinh ốc có đkính 12mm bắt vào các thanh gỗ. Gỗ/tre nên có độ bền hoặc phải xử lý tự nhiên hay dùng hoá chất bảo quản. Các cột gỗ/tre nên được chôn vào nền bêtông với độ sâu 25mm để tạo thành móc khoá không bị bão nhổ lên.
  • Tăng cường độ cứng tường:

- Các bức tường gạch dài cần được bằng bổ trụ hoặc bố trí các dầm và các cột liên kết bằng bê tông tổng hợp.

- Tường gạch vượt mái: tăng cường bằng dầm bê tông, neo xuống dưới đế theo các khoảng đều nhau; tại mút khe co giãn và các đầu mút.

- Các sườn tăng cứng tường: cần được bố trí ở các khoảng cách đều nhau từ 2 - 3 m; khi thi công chú ý tạo khe co giãn để tránh ảnh hưởng của giãn nở, dọc trụ tại khe co giãn cần phải gia cường cốt thép theo phương đứng.

- Tường đầu hồi cần được gia cố hợp lý, có thể bố trí một dàn mái tại tường đầu hồi.

- Để hạn chế hư hỏng cho các loại tường xây do mưa bão tạt hoặc lũ khi triều dâng, cần sử dụng lớp trát có đủ độ bền nước: lớp trát bằng vữa vôi tỷ lệ 1:4,5 hoặc 1:5, có pha thêm 50 kg xi măng hoặc 20 kg tro rơm, trấu/m3 cát xây.

** Mái nhà:

  • Vật liệu:

- Cần sd vật liệu lợp, kèo, xà gồ mái đúng quy cách, đảm bảo chịu lực và liên kết chắc chắn với nhau.

- Mái BTCT là tốt nhất.

- Để đảm bảo độ bám của vật liệu lợp mái, cần chú ý tấm lợp phải neo chặt vào xương mái. Nên sử dụng ngói có lỗ buộc và tăng cường liên kết của hệ kèo, xà gồ.

- Với mái rơm, rạ, nên đan phên, cót ép vào nhau thành lưới ô vuông đặt trên mái. Ghìm và đè vào các thanh kèo bằng các cây tre, nứa. Cạnh mái phải được ghìm vào cầu phong, xà gồ hoặc kèo bằng dây thép...

- Nếu lợp tôn thì phải sử dụng tôn dày ít nhất 0,45mm; tôn được vít chặt vào xà gồ với khoảng cách 20- 30cm.

  • Tăng cường độ cứng mái:

- Bằng cách sd hệ giăng mái.

- Nên có giằng chéo ở các góc mái.

- Đối với các công trình ngói không neo đã xây dựng, có thể hạn chế hư hại bằng kê vữa phần mũi viên trên vào phần gáy viên dưới ở các vùng riềm mái, 3 - 4 hàng sát bờ nóc, bờ chảy và làm trần hiên bằng cót hoặc tre.

- Xây hàng gạch chỉ chạy dọc theo độ dốc mái cách nhau 0,9 - 1,2 m để chống tốc mái.

  • Độ dốc mái: 30 – 40o để làm giảm ảnh hưởng khi bị gió hút và nhấc lên. Mái dốc phải có trần, độ dốc mái nên lấy từ 20 - 30 độ.
  • Nên tách riêng KC mái che hiên với KC nhà khi thi công.
  • Mái nhà không nên để nhô ra ngoài tường quá nhiều; mái có bờ mép thay vì mái có đầu hồi
  • Kèo, xà gồ phải được neo chắc chắn vào tường chịu lực tại vị trí giăng BTCT bằng thép phi 6; khoảng cách các xà gồ nên nhỏ hơn 1m.
  • Xà gồ, cầu phong, li tô phải neo chắc với kết cấu mái và tường hồi.
  • Dùng dây thép buộc vào li tô, cầu phong, vì kèo phải được liên kết xuống tới móng.
  • Kèo đỡ bằng gỗ nhóm 1 - 2, mộng cứng. Giữa các kết cấu phải có giằng liên kết theo 2 phương đứng và ngang.
  • Không nên sử dụng những dạng mái nhà có thể tạo dòng rối cục bộ. Nên sử dụng mái hiên rời, giảm sự thò dài của mái.
CỬA ĐI VÀ CỬA SỔ
  • Đối với các ngôi nhà có nhiều lỗ thông hơi, lỗ thoáng trên cửa sổ hoặc trên các mảng tường trước khi có bão đến cần phải tìm cách bịt kín để tránh gió vào nhà. Đối với nhà chưa có trần cho hiên và diềm mái, dùng tôn hoặc ván gỗ đóng che phía dưới xà gồ
  • Cửa càng kín gió chống bão càng tốt. Tốt nhất là dùng bản lề chôn sâu vào tường hoặc dùng loại cửa đẩy, cửa lật
  • Khung cửa phải có thép đuôi cá và cửa phải được chèn cẩn thận vào tường. Cửa liếp, cửa gỗ nên gia cường thêm các thanh chữ Z buộc hoặc đóng đinh cẩn thận.
  • Đối với cửa kính phải chốt chặt, dùng vật liệu (gỗ hoặc xốp) chèn chặt khoảng giữa tấm kính và song cửa. Có thể dùng băng keo dán 1 phần hoặc toàn bộ tấm kính

21 tháng 10, 2009

Tiểu cảnh - bể cá

Đặt bể cá cảnh trong nhà

Trong phong thuỷ học, vị trí của nước rất quan trọng, “nước đến” và “nước đi”đều ảnh hưởng đến vận mệnh của ngôi nhà. Theo đó, nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự thịnh vượng hưng vong của gia đình. Vì vậy khi chọn vị trí đặt bể cá cảnh cần đặc biệt chú ý đến những điều kiêng kỵ sau:

1. Tuyệt đối không nên đặt bể cá dưới các tượng thần, đặc biệt là thần Tài hay ông tam đa Phúc – Lộc – Thọ. Theo quan niệm phong thuỷ, cách bố trí đó mang ý nghĩa “chính thần hạ thuỷ”, sẽ gây ra cảnh tán gia bại sản.
2. Không đặt bể cá phía dưới ban thờ. Vì khói hương và bụi rơi và bể cá sẽ gây cá chết. Việc cá chết thường xuyên cũng là một điều rất không hay
3. Không đặt bể cá trong phòng ngủ dẫn đến hiện tượng “âm thịnh dương suy”. Khi ngủ, nhịp sinh học giảm đến mức thấp nhất để mọi cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi. Nhưng do thiết bị tạo bọt của bể cả thường không ngừng vận hành, khiến nước trong bể cá luôn luân chuyển, làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học của bạn, khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi.
4. Không đặt bể cá gần bếp lò, âm dương tương khắc sẽ khiến cho các mối quan hệ trong gia đình căng thẳng.
5. Không đặt bể cá gần nhà vệ sinh hoặc góc quá tối và ẩm thấp sẽ dễ sinh tà khí, gây bệnh cho người sống trong nhà.
6.Không đặt bể cá dưới các đồ điện tử vì hơi nước từ hồ sẽ khiến đồ điện tử nhanh hỏng hơn

Nhật Minh

20 tháng 10, 2009

công nghệ vật liệu 3D


Công ty Cổ phần Thế Kỷ Mới đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tấm EVG 3D palnel công nghệ áo (công nghệ sản xuất 3D tốt nhất trên thế giới hiện nay) với công suất 2 triệu m2/ năm.
Qua tìm hiểu, một số chuyên gia trong ngành xây dựng đều khẳng định, sản phẩm 3D thể hiện nhiều ưu việt cho các công trình xây dựng, song chúng chưa được hợp chuẩn hoá xây dựng quốc gia nên khó khăn cho việc ứng dụng xây dựng các công trình lớn, làm khó dễ cho các cơ quan thẩm định, xét duyệt. Vì vậy việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào Việt Nam hiện gặp nhiều trở ngại. Các chuyên gia còn kiến nghị Nhà nước và Bộ, Ngành liên quan cần sớm nghiên cứu đưa sản phẩm 3D trong khung pháp lý để việc ứng dụng được đại trà hơn, mang lại nhiều lợi ích hơn cho Ngành xây dựng.
Công nghệ xây dựng 3D là gì?
  • Thực chất là phương pháp thi công lắp ghép và đổ bê tông toàn khối, tạo hình dáng công trình một cách linh hoạt theo thiết kế kiến trúc. Nguyên liệu lắp ghép là những tấm xây dựng 3 chiều cấu tạo bởi hai lớp thép đặt ở hai bên mặt tấm, được liên kết với nhau bằng các thanh thép mạ, tạo thành khung không gian chịu lực, ở giữa có lớp xốp cách nhiệt, 2 bên được trát vữa, bê tông tạo độ cứng cho tấm chịu lực. Tấm xây dựng 3 chiều có độ dày từ 70mm đến 140mm, trong đó lớp ngăn cách dày 30mm đến 100mm, lưới là thép đường kính 3mm đến 4mm mạ kẽm
  • Các ưu điểm nổi bật:
----- khả năng chịu lực cao,
----- có thể chịu được bão với sức gió 300 km/h,
----- chịu được động đất 7,5 độ Richter
----- cách âm, cách nhiệt (nhờ lớp mút xốp ở giữa)
----- khối lượng chỉ khoảng 60% so với tường gạch và sàn bê tông có cùng kích thước
----- có thể thay thế hữu hiệu gạch xây dựng vốn phải khai thác tài nguyên đất
----- được đúc sẵn theo thiết kế nên thời gian thi công nhanh
----- không đòi hỏi phải có giàn giáo rườm rà hay phương tiện cơ giới nặng nề
----- thích hợp cho những chung cư cao tầng xây dựng trên nền đất yếu vì tiết kiệm chi phí gia cố móng - chắc chắn giá thành phần thô của công trình sẽ rẻ hơn ít nhất 20% so với kỹ thuật xây dựng truyền thống, đồng thời vẫn bảo đảm tuổi thọ không dưới 50 năm
  • ngoài hạt polysterence để sản xuất mút xốp hiện tạm thời phải nhập khẩu, các loại phụ gia, lưới thép... để chế tạo tấm 3D-panel hoàn toàn có thể tự túc từ trong nước. Riêng thiết bị công nghệ ban đầu phải nhập từ nước ngoài với chi phí đầu tư ban đầu cho một nhà máy khoảng 11 triệu USD.
  • Công nghệ sản xuất:
Để có tấm xây dựng 3 chiều, các chuyên gia kỹ thuật đã nghiên cứu thiết kế ra 2 dây chuyền sản xuất, một sản xuất xốp và một chuyên để kéo thép hàn lưới phủ, hàn lưới liên kết. Cả hai dây chuyền này cùng sản xuất song song để cho ra bán thành phẩm bằng lưới thép, liên kết với tấm xốp, sau đó tổng hợp thành tấm xây dựng 3 chiều.
  • Trong khi lắp ghép các tấm xây dựng 3 chiều thì điều quan trọng là phải thực hiện theo chỉ dẫn của thiết kế thi công. Vì vậy song hành cùng sản phẩm 3D khi sản xuất ra, phải cần tới các đơn vị tham gia tư vấn thiết kế để đảm bảo độ an toàn và tuổi thọ cho công trình (vì đây là công nghệ cao). Sau cùng là công đoạn trát vữa, bê tông, có thể trát bằng thủ công hoặc bằng máy phun. Đặc điểm của công trình xây bằng công nghệ này là đơn giản hoá trong thi công. Theo tài liệu nghiên cứu và tính toán, qua thử nghiệm của một số nước trên thế giới cho biết, tải trọng nhẹ hơn 40% so với công trình sử dụng vật liệu truyền thống, chống được thấm dột, mối mọt cho các công trình... Hơn nữa tuổi thọ công trình có thể lên tới 60-100 năm (trong khi tuổi thọ trung bình các công trình xây dựng thường hiện nay là khoảng 30 năm)
  • Nhận xét về vật liệu 3D, ông Nguyễn Ngọc Tú, Tổng thư ký Hội kết cấu Xây dựng miền Nam cho biết, về kết cấu, các tấm 3D đã thoả mãn được 3 độ bền đó là độ bền oằn, độ bền ép và độ bền cắt. Do được công xưởng hoá trong kết cấu xây dựng nên thời gian xây dựng công trình nhanh hơn so với phương pháp xây dựng truyền thống. Như vậy công nghệ xây dựng bằng vật liệu 3D trong tương lai sẽ là cuộc cách mạng đột phá trong ngành xây dựng tại Việt Nam. Bởi ngoài tính ưu việt như nói ở trên, nó còn giải quyết vấn đề tài nguyên đang ngày càng bị cạn kiệt (gỗ, tre làm dầm, đất nung gạch...), chống ô nhiễm môi trường do nung đốt gạch gây ra. Giá cả công trình sẽ rẻ hơn nếu được sử dụng phổ biến. Các công trình xây dựng càng lớn sẽ càng giảm giá thành đầu tư nếu sử dụng vật liệu xây dựng 3D.
  • Thế giới và Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng 3D như thế nào?
  • Cảm hứng về không gian 3 chiều của vũ trụ trong thái dương hệ, cách đây hơn 50 năm, các nhà khoa học tây phương đã phát minh ra phương pháp kết cấu xây dựng tạo dầm, mái với khẩu độ lớn, khoẻ vượt trội so với công nghệ dầm đà truyền thống. Năm 1950, tại Mỹ, người ta bắt đầu nghiên cứu tấm 3D và ngày càng phát hiện tính ưu việt của sản phẩm này. Từ đây, nhiều nhà nghiên cứu khoa học xây dựng ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới như: Mỹ, áo, Anh, Pháp, Nhật, ý... đã cùng nghiên cứu để phát triển và hoàn thiện sản phẩm đưa 3D vào hiện thực cuộc sống xây dựng ở nhiều nước châu Âu, châu Mỹ và châu á. Hiện nay, loại vật liệu 3D có chất lượng đạt tiêu chuẩn vật liệu xây dựng quốc gia của các nước Mỹ, áo, Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc có tên gọi là 3D Panel. Để nghiên cứu ra sản phẩm mang tính vượt trội này, nhiều nhà sáng chế, các công ty bảo trợ cho các nhà phát minh đã tốn phí rất nhiều tiền của. Hiện Cộng Hoà áo là nước đi đầu trên thế giới trong việc sáng chế ra công nghệ sản xuất vật liệu 3D Panel và được 38 nước trên thế giới tiến hành nghiên cứu và ứng dụng. Sản phẩm 3D của Cộng hoà áo có tên gọi đầy đủ là EVG -3D Panenl (EVG là tên của một tập đoàn kinh tế lớn của áo, chính hãng này đã có công nghiên cứu chế tạo ra công nghệ sản xuất tấm 3D Panel) được đăng ký bản quyền tại nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Nhật Bản, Mỹ và tại Việt Nam.
  • Tại Mỹ. Mexico, Brazil, các nước Nam Mỹ, quần đảo Caribe, một số nước ở châu á, Trung Đông đã đưa vào sử dụng đại trà trong xây dựng bằng vật liệu 3D của Cộng hoà áo từ cách đây hơn 20 năm. Những nước này chịu ảnh hưởng khí hậu khắc nghiệt của thiên tai, gió bão. lũ lụt động đất, sóng thần...vậy nên sử dụng xây dựng công nghệ này đã đạt được tính chuẩn trội so với dùng vật liệu xây dựng thường. Công nghệ này đã được xếp hạng tiêu chuẩn thế giới. Tấm EVG 3D Panel của áo khác với tấm 3D Panel sản xuất theo công nghệ các nước khác ở chỗ, thép lưới có cường độ cao hơn hai lần thép xây dựng hiện có tại Việt Nam, thép giàn có cường độ mạnh gấp 3 lần thép xây dựng. Cả hai loại thép để hoàn thành tấm 3D panel phải có carbon thấp 0,12% -0,15%, và độ căng đạt 700Mpa. Máy hàn theo công nghệ này phải dùng hàn điểm, điện hàn <>
  • Việc thử tải EVG 3D panel tại các nước cho thấy, công trình xây dựng có thể cách âm được 42Dh (theo Viện Nghiên cứu Thử nghiệm Hàng không Cộng hoà áo 1995); cách nhiệt chống cháy tới 10000C trong 2 h (theo Viện Kiểm soát Chất lượng Singapore 1999); chống gió bão trên 300km/ h (theo Bão Hurricane Andrew tại Irma Cordero, quận Homestead, bang Florida, Mỹ 1991; chịu động đất trên 7 độ richter (theo Registered Professional Engineer CA, USA 1992).
  • Tại Việt Nam năm 1996, sau khi thăm chính thức 2 ngôi nhà thử nghiệm xây dựng bằng vật liệu EVG 3D Panel tại huyện Bình Chánh, TPHCM, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ra văn bản số 58 ngày 11/7/1996 cho phép nhập 3 nhà máy sản xuất tấm EVG 3D panel tại 3 địa điểm là huyện Bình Chánh - TPHCM, Thành phố Cần Thơ và Khu Công nghiệp Dung Quất- Quảng Ngãi. Mục đích là để lo nhà ở cho TPHCM, các tỉnh miền Trung và vùng đồng Bằng sông Cửu Long. Song vì nhiều lý do khó khăn khác nhau, cộng với giá thành nhập khẩu công nghệ quá đắt (1 triệu USD), vì vậy chưa có doanh nghiệp nào dám mạnh dạn đầu tư.
  • Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây, thông tin về việc tiếp cận và ứng dụng vật liệu 3D trong xây dựng đã được thị trường Việt Nam nắm bắt khá chắc. Hơn chục công trình tiếp theo được thử nghiệm xây dựng trên địa bàn TPHCM, Đồng Tháp, Hà Nội và một số địa phương khác, trong đó có các ngôi biệt thự 3-4 tầng. Đặc biệt việc nghiên cứu đánh giá và chọn lựa sản phẩm 3D được các chuyên gia xây dựng rất quan tâm. Ngay từ năm 1997, nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia cũng đã tiến hành nghiên cứu chế tạo dây chuyền sản xuất tấm 3D, Công ty Vật liệu và Công nghệ Matech đã thi công lắp đặt dây chuyền sản xuất này. Sản phẩm vật liệu khi sản xuất cũng đã được áp dụng xây một số công trình tại Hà Nội như khách sạn Tràng Tiền, Bảo tàng Công an và nhà khách Bộ Công an. Năm 2002, Công ty Cổ phần Thế Kỷ Mới- TPHCM đã đầu tư hơn 9,5 triệu USD để xây dựng Nhà máy sản xuất tấm EVG 3D palnel công nghệ áo với công suất 2 triệu m2/năm. Nhà máy đặt tại Khu Công nghiệp Phú Bài, Thừa Thiên Huế để ưu tiên việc xây dựng nhà ở cho đồng bào miền Trung, nơi khí hậu khắc nghiệt nhất so với cả nước. Năm 2003-2004, sản phẩm của Nhà máy được áp dụng thí điểm xây dựng trường TH Phú Bài - Thừa Thiên Huế. Năm 2005 dây chuyền tự động hoá 100% sản xuất tấm EVG- 3D palen của Nhà máy chính thức đi vào hoạt động song công suất dự kiến chỉ đạt 1 triệu m2//năm bằng 1/2 công suất thiết kế bởi lẽ thị trường tiêu thụ vật liệu 3D tại Việt Nam hiện còn gặp nhiều khó khăn như đã nói ở trên. Nhà máy hiện đang sản xuất theo đơn đặt hàng của các nước Nga, Indonesia, Iran và Thái Lan... Để phát triển việc ứng vật liệu 3D vào cuộc sống, Công ty Cổ phần Thế Kỷ Mới có kế hoạch nghiên cứu thiết kế xây dựng một số công trình khách sạn, khu nhà ở từ 7-18 tầng tại Huế, TPHCM và Đà Nẵng.
Lời kết
  • Nói về Khoa học công nghệ là một lĩnh vực khó, việc ứng dụng nó còn khó hơn nhiều. Công nghệ 3D đã được thế giới nghiên cứu phát minh từ cách đây 50 năm, nhiều nước tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, áo ...đã sử dụng đại trà từ 20 năm nay, một số nước đã cho nghiên cứu chính thức đưa sản phẩm EVG 3D panel vào hợp chuẩn quốc gia trong xây dựng để dễ bề quản lý và thúc đẩy khoa học đi vào cuộc sống.

10 nguyên tắc xây nhà chống bão

10 nguyên tắc xây dựng
nhà an toàn chống bão
do DW (Dự án phòng, chống thiệt hại về nhà ở do bão gây ra ở miền Trung - Việt Nam) nghiên cứu đúc kết và áp dụng
  1. Chọn địa điểm thích hợp để tránh lực tác động của gió;
  2. Xây dựng nhà ở đơn giản để tránh áp lực âm;
  3. Xây dựng mái nghiêng với một góc 30 - 45 độ để tránh khỏi bị tốc mái, tránh làm mái đua rộng;
  4. Mái hiên nên tách rời phần nhà chính;
  5. Đảm bảo giằng các bộ phận: Nền móng, tường, kết cấu mái và kết cấu bao che đều được liên kết và neo giữ chắc với nhau;
  6. Gia cường hệ tam giác ngang và đứng (thang chống chéo) của khung sườn;
  7. Đảm bảo các tấm mái lợp được giữ chặt vào cấu trúc mái để tránh khỏi bị tốc gió;
  8. Kích thước các lỗ cửa ở các tường đối diện phải như nhau;
  9. Cửa đi, cửa sổ phải khít, đủ then, chốt để khoá, giằng được;
  10. Trồng cây xung quanh nhà để chắn gió.

16 tháng 10, 2009

Chống ẩm, chống thấm cho móng-tường


CHỐNG ẨM và CHỐNG THẤM

1. Chống ẩm cho tường

* Móng nhà luôn ẩm do nước trong đất dẫn lên → làm ẩm tường , mặt tường bị phá hoại, vữa trát bị bong và ảnh hưởng tới đk vệ sinh trong nhà.

* Kỹ thuật: tráng 1 lớp vữa ciment mác 75, dày 20 ở mặt cổ móng tiếp giáp với tường nhà (nếu có dầm BTCT thì ko cần tráng). Nếu nhà có tầng hầm/ sàn bằng gỗ thì lớp chống ẩm phải ở dưới dầm chống mục cho sàn.

2. Chống thấm cho công trình ngầm

Cần xử lý chống thấm tuỳ mức độ cần thiết và trh cụ thể cho cac2 công trình tầng hầm hay bể chứa.

· Trh mực nước ngầm dưới nền tầng hầm:

- Trát vữa ciment mác 75, dày 25 ở mặt trong và nền tầng hầm.

- Trát 2 lớp: lớp I dày 15, có khía quả trám → đợi khô → trát lớp II dày 10.

- Nếu y/c chống thấm cao hơn: phía trong đổ thêm 1 lớp bêtông chống thấm dày 40, mác 200 và phía ngoài đắp đất sét dày 300 – 400.

· Trh mực nước ngầm cao hơn nền tầng hầm:

- Làm hạ mực nước ngầm: làm hố thu nước,

- Đồng thời phía ngoài đắp đất sét dày 300 – 400,

- Phía trong tráng vữa ciment 2 lớp hoặc đổ BTCT dày 40, mác 200.

14 tháng 10, 2009

Móng - Phân loại móng


PHÂN LOẠI MÓNG

Hiện nay có nhiều cách và nhiều tiêu chuẩn phân loại.

1. Theo vật liệu:

  • Móng cứng:

- Móng được tạo với các vật liệu chịu lực nén đơn thuần như móng gạch, móng đá hộc, móng đá hộc và bê-tông.

- Quy ước: tỉ số chiều cao/chiều rộng của khối móng >1/3; tải trọng tác động từ trên xuống sau khi truyền qua móng sẽ được phân phối lại trên đất nền.

- Áp dụng ở nơi nước ngầm ở dưới sâu.

  • Móng mềm

- Được tạo với vật liệu chịu kéo, nén và uốn.

- Đặc điểm: móng biến dạng gần như nền, không làm nhiệm vụ phân phối lại áp lực.

- Móng bê-tông cốt thép là loại móng vừa bị biến dạng khá nhiều là vừa có khả năng phân bố lại áp lực trong đất nền vừa có cường độ cao vừa chống xâm thực tốt.

- Cấu tạo theo yêu cầu tạo hình bất kỳ, tiết kiệm vật liệu, thi công nhanh khi dùng giải pháp thi công lắp ghép.


2. Theo hình thức chịu lực:

  • Móng chịu tải đúng tâm

- Đặc điểm: móng đảm bảo hướng truyền lực từ trên xuống trùng vào phần trọng tâm của đế móng.

- Đáp ứng được yêu cầu chịu lực tốt nhất cùng sự phân phối lực đều dưới đáy móng.

  • Móng chịu tải lệch tâm

- Đặc điểm: hợp lực của các tải trọng không đi qua trọng tâm của mặt phẳng đáy móng; móng có kết cấu phức tạp.

- Áp dụng ở những vị trí đặc biệt như ở khe lún, giữa nhà cũ và nhà mới...


3. Theo hình thể móng:

  • Móng cột (móng độc lập/chiếc/ côi)

- Móng riêng biệt, chịu tải trọng tập trung.

- Gối móng được chế tạo theo khối lập phương / tháp cụt / dật cấp;

- Vật liệu bằng gạch, đá, bêtông hoặc bêtông cốt thép.

  • Móng băng

- Móng chạy dài dọc dưới chân tường hoặc tạo thành dải dài liên kết các chân cột. Chiều dài của móng >>> chiều rộng.

- Truyền tải trọng tương đối đều xuống nền

- Vật liệu: gạch, đá, bêtông, BTCT. Tiết diện móng thường có hcn, h.thang hay giật cấp.

- Áp dụng cho các công trình dân dụng nhiều tầng kiểu khung và công trình công nghiệp.


  • Móng bè (móng toàn diện)

- Đặc điểm: diện tích đáy móng = diện tích xây dựng.

- Áp dụng khi sức chịu tải của đất nền quá yếu so với tải trọng của công trình và

- Áp dụng khi bề rộng của các đáy móng chiếc hoặc móng băng gần sát nhau, gây nên hiện tượng chồng áp suất trong đất nền.

  • Móng cọc

- Gồm có cọc và đài cọc.

- Khi nền đất yếu phải chịu tải trọng lớn của công trình người ta dùng móng cọc.

- Vật liệu: cọc tre, gỗ, bêtông cốt thép.

- Móng cọc chia ra làm hai loại: móng cọc chống và móng cọc ma sát.

*/* Móng cọc chống được dùng trong trường hợp dưới lớp đất yếu là lớp đất rắn (đá); đầu dưới cọc đóng chặt vào lớp đất rắn và truyền tải trọng vào nó. Nền móng cọc chống không bị lún hoặc lún không đáng kể.

*/* Móng cọc ma sát được dùng trong trường hợp lớp đất rắn nằm ở quá sâu. Cọc ma sát truyền tải trọng công trình vào đất qua lực ma sát giữa đất và bề mặt của cọc.


4. Theo đặc tính chịu tải

  • Chịu tải trọng tĩnh

- Móng sẽ chịu tác động của

(1) tải trọng thường xuyên liên tục khi thi công hoặc

(2) khi chịu trọng lượng bản thân của các bộ phận và

(3) áp lực của đất.

- Hầu hết các loại móng nhà DD đều được tính toán và chọn lựa để đáp ứng yêu cầu chịu tải trọng tĩnh.

  • Chịu tải trọng động

- Là loại móng chịu tải trọng tạm thời có thể không xuất hiện vào các thời kỳ nhất định như: tải trọng gió, áp lực sóng biển, đặc biệt là động đất và sự rung của móng.

- Giải pháp móng đặc biệt được chọn áp dụng trong trường hợp này là loại móng máy, móng chống chấn động.


5. Theo vị trí

- Móng tường giữa: nằm ở vị trí hai bên là nền nhà (hình 2.07).

- Móng tường biên: nằm ở vị trí một bên là nền nhà, một bên là hè rãnh (hình 2.08).

- Móng khe lún: nằm ở vị trí khe lún của công trình (hình 2.09).


- Móng bó hè (bó nền): nằm ở vị trí hành lang, có tác dụng chắn đất đắp của nền nhà. (hình 2.10).

- Móng cấu tạo (tường ngăn): nằm ở vị trí dưới tường ngăn có bề dày 105, cao trên 2000 hoặc sát trần (hình 2.11 - 2.12).


6. Theo phương cách cấu tạo

  • Móng toàn khối: móng được xây/ đúc ngay tại hiện trường.
  • Móng lắp ghép: các bộ phận của móng bằng bê tông cốt thép được chế tạo trước tại cơ xưởng.

7. Theo phương pháp thi công

  • Móng nông:

- Móng được xây hay đúc hoàn toàn trong hố móng đào với chiều sâu chôn móng <>

- Áp dụng cho các công trình kiến trúc nhẹ hoặc trên đất nền có sức chịu tải cao ở ngay trên mặt.

- Hình thức móng được ứng dụng trong trường hợp này là móng băng, móng chiếc, móng bè.

  • Móng sâu:

- Là loại móng khi thực hiện không cần đào hoặc chỉ đào một phần hố móng, sẽ dùng giải pháp cấu tạo để chuyển tải trọng từ trên xuống thông qua móng vào đất nền, đạt chiều sâu thiết kế như giải pháp mòng trên cọc, móng trên giếng chìm.

- Áp dụng trong trh tải trọng công trình tương đối lớn nhưng lớp đất nền chịu tải lại ở dưới sâu.

  • Móng dưới nước:

- Thực hiện trong vùng đất ngập nước như: ao hồ, sông, rạch, biển.

- Phương pháp: xây bờ bao kín nước bao quanh vị trí công trình à bơm thoát nước làm khô để thi công móng.

Móng - Các bộ phận của móng


Móng..
  • Là bộ phận được cấu tạo ở phần thấp nhất của công trình nằm dưới mặt đất.
  • Toàn bộ công trình đặt trên móng và thông qua móng tải, trọng truyền đều xuống đất nền chịu tải.

Các bộ phận của móng

  • Tường móng:

- Là bộ phận có tác dụng chuyển lực từ trên xuống chống lực đạp của nền nhà hoặc lực đẩy của khối đất và nước ngầm bao quanh tầng hầm.

- Thường được cấu tạo dày hơn tường nhà nên nhô ra hơn chân tường nhà, tạo cảm giác chắc chắn và bề thế cho nhà.

  • Đỉnh móng = mặt tiếp xúc giữa móng với tường móng hoặc kết cấu công trình
  • Gờ móng:

- Là một phần bề mặt của đỉnh móng giới hạn từ mép ngoài của đỉnh đến đáy công trình,

- Tạo điều kiện thi công phần trên được chính xác theo vị trí thiết kế.

  • Gối móng:

- Là bộ phận chịu lực chính của móng,

- Được cấu tạo theo tiết diện chữ nhật hoặc hình tháp hay dậc bậc nhằm giảm dần áp suất truyền tải đến đáy móng. Đồng thời với yêu cầu,.

  • Đáy móng = mặt tiếp xúc nằm ngang giữa móng và đất nền. đáy móng phải mở rộng hơn nhiều so với phần công trình tiếp xúc với móng và cường độ của đất nền thường nhỏ hơn nhiều so với vật liệu xây dựng công trình
  • Lớp đệm = lớp có td làm chân đế, được làm phẳng nhằm phân đều áp suất dưới đáy móng. Vật liệu được dùng là bê-tông gạch vỡ hoặc đá (mác 25#, 50#, 75#) dày 10 – 15cm hoặc là lớp cát dầm nén chặt.
  • Chiều sâu chôn móng = khoảng cách từ đáy móng đến mặt đất tự nhiên hoặc mặt đất thực hiện. Trị số được chọn sẽ tuỳ thuộc tình hình đất đai, tính chất của nước ngầm, khí hậu, lực tác động từ ngoài, đặc điểm của bản thân công trình, kết cấu móng và phương pháp thi công cùng tình trạng của các công trình kế cận nếu có.